“Cao, xa và mạnh hơn” từ trong suy nghĩ

Tại hội nghị của nghành thể thao bàn về định hướng và tầm nhìn đến 2045 vừa tổ chức mới đây, khó khăn được nói đến nhiều nhất là tiền, khi ngân sách nhà nước đã không nhiều mà còn phải phân mảnh, thiếu trọng tâm. Công bằng mà nói, làm thể thao đỉnh cao mà thiếu tiền thì thật khó nói đến chuyện vươn tầm.

“Cao, xa và mạnh hơn” từ trong suy nghĩ

Nhưng những gì đã xảy qua ở đội tuyển trẻ bóng bàn, cũng như VĐV Phạm Như Phương của đội tuyển TDDC Hà Nội và quốc gia lại cho thấy thứ làm trì trệ sự phát triển của TTVN không phải vì thiếu nguồn lực tài chính. Vì sao nguồn tiền dành cho dinh dưỡng, tập luyện, thu nhập cuộc sống của VĐV bị “kêu” là ít nhưng các HLV lại còn “cắt xén”. Nếu lập quỹ để có thêm tiền cho VĐV, để tăng thêm khẩu phần dinh dưỡng, thì những “người lớn” phải lấy từ nơi khác mới đúng. Đằng này …

Rõ ràng, có vấn đề nghiêm trọng về tư duy làm thể thao đỉnh cao ở một bộ phận không nhỏ những nhà quản lý, HLV. Bài toán phát triển đỉnh cao trong tầm nhìn châu Á, thế giới không phải là tìm cách để “xin” thêm tiền từ ngân sách nhà nước mà là sử dụng đồng tiền không dư dả ấy như thế nào hợp lý và tránh lãng phí. Lẽ ra, nguồn ngân sách nhà nước nên dành phần lớn cho việc xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị tập luyện, bởi đó là những khâu rất khó vận động được nguồn tài trợ bên ngoài.

Thể thao đỉnh cao rất cần có sự đầu tư của nhà nước, nhưng mặt khác, người được lợi đầu tiên đằng sau những chiến thắng trong thi đấu, chính là VĐV, HLV và môn thể thao mà họ đại diện. Ngân sách nhà nước là để cho VĐV yên tâm tập luyện, cống hiến tuổi xuân của mình cho quốc gia. Ngân sác ấy chỉ “vừa đủ” đã là rất tốt, không thể trông chờ sẽ có nhiều hay dư thừa, thế nên việc nghĩ ra nhiều cách, hình thức để “cắt xén” nguồn tiền ấy là một tư duy nguy hiểm, đi ngược với tinh thần “cao hơn, xa hơn, mạnh hơn” của thể thao đỉnh cao.

Chính cái tư duy trông đợi quá nhiều vào nguồn tiền ngân sách là gốc rễ của việc vì sao TTVN đứng đầu ở SEA Games nhưng ra châu Á thì chẳng tiến chút nào cả. Chiến thắng hay đoạt HCV ở SEA Games tương đối dễ, thậm chí ở một số môn, chỉ cần đăng ký cũng đã có huy chương – đi kèm là tiền thưởng – thế nên mục tiêu trong đầu HLV đến VĐV đều nghĩ đến chuyện tập trung cho SEA Games vì “chắc ăn”, cả thầy lẫn trò đều có tiền, tập luyện vừa đủ cũng vẫn có thể chiến thắng.

Nếu tư duy của người làm thể thao đỉnh cao ở hướng ngược lại, tức là không trông đợi vào “bầu sữa ngân sách”, chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài để tập luyện và thi đấu, thì rõ ràng nổ lực của họ sẽ hướng đến chiến thắng tại châu Á, thế giới. Đơn giản là thành công càng lớn thì càng có thêm những nguồn hổ trợ, tiền nhiều thì có thêm điều kiện tập huấn, du đấu trong môi trường chuyên nghiệp.

Tóm lại, nếu từ VĐV đến HLV, hà quản lý cứ loay hoay với việc “cắt” chổ này, “xén” chổ kia thì lấy đâu ra thời gian và tâm lực nghiên cứu công nghệ, phương pháp nâng cao trình độ huấn luyện, thi đấu.

Tin cùng chuyên mục