Hiện tại, Nguyễn Thị Ánh Viên đang tập huấn tại Hungary. Phó Chủ tịch kiêm TTK Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam đồng thời là Trưởng bộ môn bơi (Tổng cục TDTT) – ông Đinh Việt Hùng cho biết, Ánh Viên ở Hungary để chuẩn bị tranh tài giải VĐTG 2017. Sau giải VĐTG 2017, Ánh Viên sẽ về Việt Nam tiếp tục tập luyện chờ ngày lên đường đi SEA Games 2017 chứ chưa trở lại Mỹ. “Các thông số của Ánh Viên đều tốt và được kiểm tra kỹ càng theo đúng chương trình tập luyện”, ông Hùng cho biết thêm.
Lãnh đạo Vụ thể thao thành tích cao 2 (Tổng cục TDTT) từng chia sẻ trên báo giới rằng chỉ tiêu dành cho Ánh Viên không ngoài 9 tới 10 HCV ở SEA Games 2017 sắp tới tại Malaysia. Về khả năng, việc giành HCV tại đấu trường SEA Games đối với Ánh Viên là hiện thực với đội bơi nữ Việt Nam. Trong lịch sử, chúng ta rất chờ đợi kình ngư nữ có một kết quả khả quan tại SEA Games nhưng sau nhiều thế hệ chỉ giành được HCĐ thì tới SEA Games năm 2011, Việt Nam có 1 HCB của Nguyễn Thị Ánh Viên. Bước sang SEA Games 2013, Ánh Viên tạo ấn tượng bằng việc đạt 3 HCV. Tới SEA Games 2015, Viên bùng nổ với 8 HCV (cả 8 chức vô địch đều xác lập kỷ lục SEA Games).
Ánh Viên đang là VĐV nữ mạnh nhất Đông Nam Á và tất cả các quốc gia đều dè chừng. Cách đây 2 năm, ngoài Ánh Viên, đội bơi nữ Việt Nam cử Nguyễn Diệp Phương Trâm, Lê Thị Mỹ Thảo, Nguyễn Thị Diệu Linh đi thi đấu SEA Games 2015. Tiếc là không ai trong 4 cái tên trên giành được thêm huy chương cho bơi nữ. Mọi thành tích chỉ do Ánh Viên mang về. Nếu không có gì thay đổi, nhân tố Nguyễn Diệp Phương Trâm tiếp tục có tên đi đấu SEA Games năm nay. Trâm đã là niềm hy vọng của giới chuyên môn khi được tập huấn tại Mỹ để trở thành mũi nhọn thứ 2 của bơi nữ Việt Nam nhằm tranh chấp tại các giải quốc tế. Em chưa thành công sau thời gian tập luyện tại Mỹ ở năm 2016.
Lãnh đạo Vụ thể thao thành tích cao 2 (Tổng cục TDTT) từng chia sẻ trên báo giới rằng chỉ tiêu dành cho Ánh Viên không ngoài 9 tới 10 HCV ở SEA Games 2017 sắp tới tại Malaysia. Về khả năng, việc giành HCV tại đấu trường SEA Games đối với Ánh Viên là hiện thực với đội bơi nữ Việt Nam. Trong lịch sử, chúng ta rất chờ đợi kình ngư nữ có một kết quả khả quan tại SEA Games nhưng sau nhiều thế hệ chỉ giành được HCĐ thì tới SEA Games năm 2011, Việt Nam có 1 HCB của Nguyễn Thị Ánh Viên. Bước sang SEA Games 2013, Ánh Viên tạo ấn tượng bằng việc đạt 3 HCV. Tới SEA Games 2015, Viên bùng nổ với 8 HCV (cả 8 chức vô địch đều xác lập kỷ lục SEA Games).
Ánh Viên đang là VĐV nữ mạnh nhất Đông Nam Á và tất cả các quốc gia đều dè chừng. Cách đây 2 năm, ngoài Ánh Viên, đội bơi nữ Việt Nam cử Nguyễn Diệp Phương Trâm, Lê Thị Mỹ Thảo, Nguyễn Thị Diệu Linh đi thi đấu SEA Games 2015. Tiếc là không ai trong 4 cái tên trên giành được thêm huy chương cho bơi nữ. Mọi thành tích chỉ do Ánh Viên mang về. Nếu không có gì thay đổi, nhân tố Nguyễn Diệp Phương Trâm tiếp tục có tên đi đấu SEA Games năm nay. Trâm đã là niềm hy vọng của giới chuyên môn khi được tập huấn tại Mỹ để trở thành mũi nhọn thứ 2 của bơi nữ Việt Nam nhằm tranh chấp tại các giải quốc tế. Em chưa thành công sau thời gian tập luyện tại Mỹ ở năm 2016.
Phương Trâm sẽ sát cánh cùng Ánh Viên tại SEA Games 29
Thời gian tập luyện tại TPHCM của Phương Trâm lúc này giúp VĐV ổn định hơn tâm lý và chuyên môn tốt trở lại. Theo một chuyên gia bơi, Trâm có điểm khó là các cự ly sở trường đều tương tự như Ánh Viên nên muốn tranh được 1 chiếc HCV tại SEA Games là vô cùng vất vả. Đặc biệt, nhiều VĐV đối thủ như Quah Ting Wen, Lim Xiang Qi Amanda (Singapore), Phiangkhwan Pawapotako (Thái Lan), Khoo Cai Lin (Malaysia), Anak Agung Istri Kania Ratih (Indonesia)... đã và đang chuẩn bị rèn luyện ráo riết nhằm đạt kết quả HCV tại SEA Games 2017. Bơi nữ Việt Nam có Ngô Thị Ngọc Quỳnh (nội dung bơi ếch nữ) từng được đi Mỹ và dự SEA Games 2013 nhưng đã không được dự SEA Games 2015 và cơ hội phát triển không cao. Danh sách đội tuyển bơi lội nữ Việt Nam dự SEA Games 2017 sẽ có nhân tố mới so với 2 năm trước. Ngoài kình ngư Ánh Viên là chủ lực, chúng ta trao cơ hội thêm ở một số gương mặt trẻ triển vọng. Lãnh đạo Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam và bộ môn bơi (Tổng cục TDTT) kỳ vọng VĐV (ngoài Ánh Viên) đạt kết quả tốt nhất trong khả năng từng người đã là thành công. Sòng phẳng ra, Ánh Viên là “của hiếm” của thể thao Việt Nam, thể thao Quân đội nên được tập huấn, dự đấu các giải quốc tế. Nhiều kình ngư nữ còn lại gần như tập chay ở trong nước. Cơ hội thi đấu quốc tế cọ xát trực tiếp của họ đếm trên đầu ngón tay do hoàn toàn phụ thuộc ở lịch tập luyện của đội tuyển. Một số VĐV từng chia sẻ rằng họ mong mỏi có cơ hội cọ xát quốc tế để tăng cường thêm sự tranh chấp chuyên môn qua đó tích lũy cho bản thân. Đáng tiếc, kinh phí có hạn và chỉ dành cho những VĐV quan trọng nhất nên việc chỉ tập ở trong nước, ít thi đấu là bắt buộc.