Trước đây, những môn như billiards và snooker, bowling, bơi nghệ thuật, golf… hoàn toàn tự chủ kinh phí trong mỗi chuyến xuất ngoại.
Tuy nhiên, không phải môn thể thao nào (kể cả những môn được đánh giá là giỏi vận động tài trợ như bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, cầu lông, xe đạp…) cũng cụ thể hóa được giấc mơ xã hội hóa toàn diện. Thường thì ngoài nguồn kinh phí của Nhà nước, các Liên đoàn thể thao kêu gọi vận động để bồi dưỡng hoặc thưởng thêm cho VĐV khi đạt thành tích cao. Vì vậy, xã hội hóa vẫn là một bài toán khó.
Trong số 32 môn mà thể thao Việt Nam đăng ký dự tranh tại SEA Games 29 vào tháng 8 tới đây ở Malaysia, có 4 đội tuyển đi bằng nguồn kinh phí tự chủ, gồm bơi nghệ thuật, cricket, bowling và hockey trong nhà. TPHCM chủ động tìm kiếm nhà tài trợ cho 2 đội tuyển bơi nghệ thuật và bowling, phần nào đó giảm bớt gánh nặng kinh phí cho đoàn, đồng thời khơi dậy ý thức làm thể thao chuyên nghiệp.
Đấy là điều đáng mừng và nói như nhiều chuyên gia, mô hình này cần được nhân rộng trong tương lai, bởi nhờ nguồn kinh phí khá mạnh, các tuyển thủ sẽ được quan tâm hơn về chế độ dinh dưỡng được nâng lên, hiệu quả hơn cho công tác tập luyện và thi đấu, chưa kể tiền thưởng nóng cho thành tích đến từ nhà tài trợ cũng cao hơn.
Thật ra, nhiều đội tuyển như bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, bơi lội, bắn súng, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn, xe đạp… trước khi lên đường tham dự những giải đấu quốc tế đều được các mạnh thường quân tặng quà, hỗ trợ tài chính, thậm chí hứa thưởng lớn nếu đoạt HCV ở sân chơi lớn như Asiad, Olympic. Đấy là việc thường xảy ra nhưng chưa được tính như một giải pháp xã hội hóa thể thao vì nó không kéo dài quá lâu. Chính vì công cuộc xã hội hóa thể thao ở xứ ta thường xảy ra đổ bể hoặc tồn tại rất ngắn nên niềm tin cũng theo đó suy giảm phần nào đối với người làm thể thao chuyên nghiệp.
Gần 20 năm kể từ khi Chính phủ có Nghị định về xã hội hóa thể thao, sự tiến bộ của ngành TDTT trong công tác này chưa cao, cho dù nhiều doanh nghiệp đã tham gia và cam kết sẽ đồng hành với những môn thể thao trọng điểm, không ít các giải đấu quốc gia và quốc tế tại Việt Nam hiện đã được chống lưng. Ông Phạm Văn Tuấn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT) trước đây từng nói, khúc mắc vẫn nằm ở chỗ người làm thể thao Việt Nam chưa “tự giải thoát” được cho mình về nhận thức, không dám từ bỏ quyền lợi và danh vị để chuyển giao môn thể thao cho xã hội, cho các Liên đoàn thể thao quốc gia theo xu hướng phát triển mới và hiện đại. Mọi quyết định về chiến lược đầu tư con người, giải đấu… vẫn thuộc quyền quản lý trực tiếp của ngành TDTT
Tuy nhiên, không phải môn thể thao nào (kể cả những môn được đánh giá là giỏi vận động tài trợ như bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, cầu lông, xe đạp…) cũng cụ thể hóa được giấc mơ xã hội hóa toàn diện. Thường thì ngoài nguồn kinh phí của Nhà nước, các Liên đoàn thể thao kêu gọi vận động để bồi dưỡng hoặc thưởng thêm cho VĐV khi đạt thành tích cao. Vì vậy, xã hội hóa vẫn là một bài toán khó.
Trong số 32 môn mà thể thao Việt Nam đăng ký dự tranh tại SEA Games 29 vào tháng 8 tới đây ở Malaysia, có 4 đội tuyển đi bằng nguồn kinh phí tự chủ, gồm bơi nghệ thuật, cricket, bowling và hockey trong nhà. TPHCM chủ động tìm kiếm nhà tài trợ cho 2 đội tuyển bơi nghệ thuật và bowling, phần nào đó giảm bớt gánh nặng kinh phí cho đoàn, đồng thời khơi dậy ý thức làm thể thao chuyên nghiệp.
Đấy là điều đáng mừng và nói như nhiều chuyên gia, mô hình này cần được nhân rộng trong tương lai, bởi nhờ nguồn kinh phí khá mạnh, các tuyển thủ sẽ được quan tâm hơn về chế độ dinh dưỡng được nâng lên, hiệu quả hơn cho công tác tập luyện và thi đấu, chưa kể tiền thưởng nóng cho thành tích đến từ nhà tài trợ cũng cao hơn.
Thật ra, nhiều đội tuyển như bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, bơi lội, bắn súng, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn, xe đạp… trước khi lên đường tham dự những giải đấu quốc tế đều được các mạnh thường quân tặng quà, hỗ trợ tài chính, thậm chí hứa thưởng lớn nếu đoạt HCV ở sân chơi lớn như Asiad, Olympic. Đấy là việc thường xảy ra nhưng chưa được tính như một giải pháp xã hội hóa thể thao vì nó không kéo dài quá lâu. Chính vì công cuộc xã hội hóa thể thao ở xứ ta thường xảy ra đổ bể hoặc tồn tại rất ngắn nên niềm tin cũng theo đó suy giảm phần nào đối với người làm thể thao chuyên nghiệp.
Gần 20 năm kể từ khi Chính phủ có Nghị định về xã hội hóa thể thao, sự tiến bộ của ngành TDTT trong công tác này chưa cao, cho dù nhiều doanh nghiệp đã tham gia và cam kết sẽ đồng hành với những môn thể thao trọng điểm, không ít các giải đấu quốc gia và quốc tế tại Việt Nam hiện đã được chống lưng. Ông Phạm Văn Tuấn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT) trước đây từng nói, khúc mắc vẫn nằm ở chỗ người làm thể thao Việt Nam chưa “tự giải thoát” được cho mình về nhận thức, không dám từ bỏ quyền lợi và danh vị để chuyển giao môn thể thao cho xã hội, cho các Liên đoàn thể thao quốc gia theo xu hướng phát triển mới và hiện đại. Mọi quyết định về chiến lược đầu tư con người, giải đấu… vẫn thuộc quyền quản lý trực tiếp của ngành TDTT