VFF túng quá.. làm liều?

VFF vừa có một văn bản mà “muốn hiểu sao cũng được” liên quan đến đội Hải Phòng. Đại loại là đội bóng này hoàn toàn chưa giải quyết xong vấn đề nội bộ, chưa chính thức thuộc về ai nhưng vẫn được VFF cho phép thi đấu “tạm thời”. Thậm chí, chính VFF còn tự phủ nhận những quyết định trước đây của họ.

VFF vừa có một văn bản mà “muốn hiểu sao cũng được” liên quan đến đội Hải Phòng. Đại loại là đội bóng này hoàn toàn chưa giải quyết xong vấn đề nội bộ, chưa chính thức thuộc về ai nhưng vẫn được VFF cho phép thi đấu “tạm thời”. Thậm chí, chính VFF còn tự phủ nhận những quyết định trước đây của họ.

Khi K.Khánh Hòa chuyển giao cho Vicem Hải Phòng, VFF từng tuyên bố đây là trường hợp chuyển đổi cuối cùng quyền sở hữu kiểu đó. Tức là những kiểu mua - bán “suất” chuyên nghiệp.

Sau một năm tiếp nhận, Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng (thuộc Tổng công ty xi măng - Vicem) đã “trả” đội bóng về cho thành phố Hải Phòng và thành phố thành lập Công ty cổ phần Thể thao Hải Phòng để tiếp nhận.

Đấy là trên lý thuyết, thực tế thì việc chuyển giao chưa hoàn tất do 2 công ty nói trên chưa thống nhất các chi phí. Thế nhưng VFF lại “tạm thời” công nhận việc chuyển đổi bằng cách chấp thuận để CLB Vicem Hải Phòng đổi tên thành CLB bóng đá Hải Phòng. Xét về lý, đội bóng này chưa có chủ sở hữu mới nhưng vẫn được phép thi đấu với cái tên mới.

Đặt trường hợp 2 bên không thỏa thuận được và Vicem Hải Phòng quyết định rút lui thì liệu đội Hải Phòng có tồn tại hay không? (xin nhớ, về lý thuyết thì đội vẫn đang thuộc Vicem Hải Phòng).

Về lý thuyết thì giữa 2 công ty vẫn chưa hoàn tất xong việc chuyển giao nhưng VPF vẫn cho phép Hải Phòng (phải) thi đấu. Ảnh: Minh Hoàng

Về lý thuyết thì giữa 2 công ty vẫn chưa hoàn tất xong việc chuyển giao nhưng VPF vẫn cho phép Hải Phòng (phải) thi đấu. Ảnh: Minh Hoàng

VFF viện dẫn lý do để họ “tạm thời công nhận” vì có công văn của Ủy ban nhân dân TP Hải Phòng cho biết sẽ can thiệp ổn thỏa những vấn đề giữa 2 công ty nói trên. Công văn của thành phố thực ra chỉ mới gởi đến VFF qua đường… mail, và được ký ngày 10-1, tức chỉ 1 ngày trước ngày khai mạc V-League 2014.

Tóm lại, mọi thứ cho thấy việc chuyển đổi này chưa hoàn tất vậy thì lấy cơ sở nào để VPF cho phép Hải Phòng thi đấu nếu căn cứ đúng quy chế chuyên nghiệp (tiền bảo đảm, chủ sở hữu…).

Xét trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp (một ngành kinh doanh) thì pháp nhân của 2 công ty nói trên là khác nhau, đồng nghĩa với việc đây là một sự “mua - bán” CLB chứ không phải là chuyện chuyển đổi mô hình công ty hay vấn đề chuyển nhượng trong nội bộ một doanh nghiệp (như trường hợp của đội B.Bình Dương).

Bài học của bóng đá Kiên Giang vẫn còn đấy, sao không thấy VFF “học”. Đội bóng này mang tiếng là CLB của tỉnh Kiên Giang. Ngoài mặt thì ai cũng nghĩ như vậy nhưng đến khi có chuyện, cầu thủ bị thất nghiệp gởi đơn lên VFF kêu cứu thì… hòa cả làng với lý do công ty cổ phần bóng đá đã phá sản.

Trong trường hợp này, công văn chỉ đạo của TP Hải Phòng chẳng khác gì một văn bản hành chính, rất khó để lấy đó làm căn cứ xác định tư cách của đội Hải Phòng. Một khi Công ty Vicem Hải Phòng giải thể, cũng đâu thể “ép” thành phố Hải Phòng phải lo cho cầu thủ. Như vậy, công văn gởi qua đường email đó chỉ mang giá trị tham khảo.

Ấy vậy mà không biết có “túng thiếu” gì không mà VFF “làm liều” cho phép 2 công ty tự “dàn xếp” với nhau đến cuối tháng 2-2014. Quá thời hạn trên thì việc công nhận tạm thời cũng sẽ hết hiệu lực. Giờ thì chỉ còn mong 2 công ty ấy thu xếp ổn thỏa và thành phố Hải Phòng kiên quyết giữ đội bóng. Nếu không thì… “chết”… Công ty VPF.

Đăng Linh

Tin cùng chuyên mục