Theo thông tư này, vùng hoạt động mô tô nước phải đáp ứng các yêu cầu sau: Được xác định bằng hệ thống phao neo, cờ định vị; phao neo, cờ định vị có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát; khoảng cách giữa các phao neo, cờ định vị nhiều nhất là 50m.
Vùng hoạt động mô tô nước phải được xác định bằng hệ thống phao neo, cờ định vị; phao neo, cờ định vị có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát; khoảng cách giữa các phao neo, cờ định vị nhiều nhất là 50m. Phao neo hình cầu; đường kính ít nhất là 30cm; chất liệu được sử dụng làm phao neo phải là các chất liệu không gây ô nhiễm môi trường. Cờ định vị hình chữ nhật, có kích thước 25cmx30cm.
Đặc biệt, trong thông tư này quy định khá chi tiết vùng hoạt động mô tô nước trên biển có độ sâu ít nhất 2m, không có đá ngầm, rạn san hô, công trình trên biển, khu vực bãi tắm hoặc chướng ngại vật khác; khoảng cách từ mép nước của bờ biển đến giới hạn ngoài của vùng hoạt động nhiều nhất là 650 m, đến giới hạn trong của vùng hoạt động ít nhất là 60m. Khoảng cách giữa cửa ra, cửa vào của mỗi bến bãi neo đậu phương tiện ít nhất là 250m. Cửa ra, cửa vào bến bãi neo đậu phương tiện phải có chiều rộng ít nhất là 6m.
Hệ thống thông tin bảo đảm yêu cầu liên lạc từ bộ phận điều hành và cứu hộ đến các vùng hoạt động mô tô nước. Trạm quan sát bảo đảm quan sát được toàn bộ vùng hoạt động mô tô nước. Có ca nô cứu hộ; có ít nhất 5 phao cứu sinh trên 1 ca nô cứu hộ; bảo đảm mỗi người có ít nhất 1 áo phao.
Thông tư cũng quy định người huấn luyện mô tô nước phải có giấy chứng nhận tập huấn do cơ quan chuyên mô cấp. Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 1 người trong một lần tập.