Từ “cái duyên” Tây Á

1. Bóng đá Việt Nam chưa từng thua thiệt khi đá trước các đội bóng Tây Á, nhất là trong vòng 10 năm trở lại đây. Ngoài 8 chiến thắng ở những “trận địa” khác nhau, bao gồm các trận thắng ngay trên sân khách hoặc sân trung lập trước những đội mạnh hơn nhiều như Kuwait, Qatar, Iran, thì kể cả các trận thua cũng đều không đến mức “thảm bại”. Về cơ bản, chúng ta khá tự tin khi đối đầu với các cầu thủ to cao đến từ Tây Á.

1. Bóng đá Việt Nam chưa từng thua thiệt khi đá trước các đội bóng Tây Á, nhất là trong vòng 10 năm trở lại đây. Ngoài 8 chiến thắng ở những “trận địa” khác nhau, bao gồm các trận thắng ngay trên sân khách hoặc sân trung lập trước những đội mạnh hơn nhiều như Kuwait, Qatar, Iran, thì kể cả các trận thua cũng đều không đến mức “thảm bại”. Về cơ bản, chúng ta khá tự tin khi đối đầu với các cầu thủ to cao đến từ Tây Á.

Cũng không khó giải thích. Dù kém xa về mặt thể hình nhưng bù lại, khả năng chơi bóng kỹ thuật, xử lý bóng nhanh và có tốc độ của Việt Nam là khắc tinh của kiểu đá theo bài, ỷ vào sức mạnh và tổ chức đội hình rất kém của những đội bóng Tây Á. Tổng kết những trận đấu thành công của Việt Nam trước những đối thủ đến từ khu vực này, có thể thấy lối chơi phòng thủ - phản công ít chạm được phát huy hiệu quả cao nhất.

            Việt Nam từng thất thủ 0-3 trước Qatar ở vòng loại World Cup 2011( khu vực châu Á)  Ảnh: T.L

Vấn đề là “cái duyên” Tây Á chưa bao giờ được đúc kết một cách rõ ràng để qua đó, có một lối chơi phù hợp. Rõ ràng, bóng đá Việt Nam khó mà vươn đến tầm Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng những thành công trước các đội bóng Tây Á cho thấy nếu có một cách chơi cố định, việc chúng ta bước ra sân chơi châu lục ở tư thế tự tin là hoàn toàn có thể. Nếu không có khả năng vào tốp 10 châu Á thì chí ít, vẫn có mặt trong nhóm 15-20 đội mạnh nhất châu lục. Đó là mục tiêu không quá xa vời nhưng chính chúng ta đã lãng phí nó.

2. Tám năm trước, Việt Nam có mặt trong nhóm 8 đội mạnh nhất châu Á và chỉ để thua Iraq, đội sau đó đoạt chức vô địch, tại Asian Cup 2007. Tám năm sau, chính Lê Công Vinh thừa nhận “thắng Iraq là điều phi thực tế”. Rõ ràng, đã có một bước lùi quá lớn.

Bởi chính chúng ta cứ mãi loay hoay về việc đâu là “bản sắc bóng đá Việt” cho dù bất kỳ ai am hiểu bóng đá đều biết, một đội yếu muốn thắng một đội mạnh thì chỉ có con đường phòng thủ - phản công. Phải từ việc hạn chế bàn thua - đến cầm hòa - rồi nghĩ về chiến thắng. Sự tiến bộ hay không nằm ở chỗ chúng ta phòng thủ thụ động hay chủ động, phản công có sắc sảo hay chỉ chờ “ăn may”.

Khổ nỗi, giờ đây lại phát sinh ra khái niệm “đá đẹp” vốn hết sức mơ hồ. Còn nhớ, khi vô địch AFF Cup 2008, dù có trong tay thế hệ đồng đều về tài năng nhưng con đường đến vinh quang của thầy trò ông Calisto cũng dựa trên lối chơi phòng thủ - phản công, kể cả với những đối thủ ngang tài như Singapore, Malaysia. Cầu thủ Việt Nam nhỏ người, sức bền yếu, không thể chơi thứ bóng đá pressing hay áp đặt. Muốn thắng người khác chỉ phải tìm cách tạo ra nhiều khoảng trống ở bên trên để khi có bóng thì tăng tốc phản công. Để làm điều đó, phải dựa trên nền tảng phòng ngự.

Tiếc là ở Việt Nam hiện nay, cứ nói đến 2 chữ “phòng thủ” là bị liên hệ ngay với việc "phản bóng đá”, “xấu xí”, “thô bạo”. Đây là lý do mà HLV Miura bị chỉ trích khá nhiều sau 2 trận đấu với Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) cho dù trên thực tế, ông thầy người Nhật đang làm điều mà lẽ ra bóng đá Việt Nam phải làm từ lâu: học cách đừng thua trận trước.

Chính “cái duyên Tây Á” đã dạy chúng ta điều đó.

HỒ VIỆT

Tin cùng chuyên mục