Thể thao Việt Nam năm 2013: Từ SEA Games nghĩ đến Asiad

Nếu năm 2012 đánh dấu điểm đầu tiên của quá trình chuẩn bị 7 năm cho việc đăng cai Asiad 2019 trên sân nhà thì SEA Games 27 vào cuối năm nay tại Myanmar được xem là bước đi đầu tiên để thể thao Việt Nam thể hiện chiến lược đầu tư con người cho 7 năm sau.
Thể thao Việt Nam năm 2013: Từ SEA Games nghĩ đến Asiad

Nếu năm 2012 đánh dấu điểm đầu tiên của quá trình chuẩn bị 7 năm cho việc đăng cai Asiad 2019 trên sân nhà thì SEA Games 27 vào cuối năm nay tại Myanmar được xem là bước đi đầu tiên để thể thao Việt Nam thể hiện chiến lược đầu tư con người cho 7 năm sau.

  • Thực trạng kém

Trong chiến lược phát triển thể thao do Chính phủ phê duyệt đến năm 2020 thì thời điểm cuối 2012, khá nhiều chi tiêu đã không đạt được nếu không nói là quá kém so với dự báo trước đó. Ví dụ như đến năm 2010, phấn đấu đạt hạng 17 - 15 châu Á thì thực tế tại Asiad 2010, Việt Nam chỉ đứng hạng 26/46.

Rõ ràng, các dự báo lạc quan cho những kỳ Asiad 2014 (hạng 13 - 15 châu Á) hay Olympic 2016 (40 suất dự) sẽ không thể nào đạt được trong bối cảnh trong năm 2012 vừa qua, có quá ít những gương mặt trẻ nổi bật trong khi các VĐV có đẳng cấp đã chuẩn bị qua thời đỉnh cao.

Thách thức ấy còn lớn hơn sau khi chúng ta giành quyền đăng cai Asiad 2019 với mục tiêu phải có từ 7 - 10 HCV, một con số không tưởng căn cứ trên hiện tại.

  • Cần một chiến lược dũng cảm

Lãnh đạo thể thao Việt Nam (TTVN) đánh giá, đăng cai Asiad 2019 là một cơ hội để TTVN phát triển. Có thể hiểu, với vinh dự đó, chúng ta có được một cái đích để vươn đến. Tuy nhiên, theo nguyên trưởng đoàn TTVN tại nhiều kỳ SEA Games và Asiad, ông Nguyễn Hồng Minh, muốn làm được sự khác biệt tại Asiad 2019, phải chuẩn bị ngay từ bây giờ với một tâm thế “dũng cảm” trong công tác đầu tư chứ không thể cứ dựa trên các dự báo mà đa phần sai nhiều hơn đúng.

Chính vì thế, năm 2013 được xem là một “bản lề” để đánh giá tiềm lực TTVN qua việc chúng ta dự SEA Games 27 tại Myanmar vào cuối năm, “trận địa” mà bấy lâu nay TTVN chủ yếu tập trung cho số lượng huy chương hơn là chất lượng những môn cơ bản. Theo ý kiến nhiều chuyên gia, đã đến lúc phải có quan điểm “ít mà tinh hơn nhiều mà loãng”.

  • Chờ đợi gì?

Năm 2013 sẽ chứng kiến một “thế hệ vàng” của TTVN sang bên kia sườn dốc sự nghiệp như Nguyễn Tiến Minh (cầu lông), Trương Thanh Hằng, Vũ Thị Hương (điền kinh), “vùng trắng” ở bóng bàn, chưa có kế thừa ở các môn Taekwondo, Judo, Karatedo đối kháng… Nhìn chung, ở các môn thể thao cơ bản đang có hiện tượng “tre đã già mà măng chưa mọc”. Ngoại trừ những môn mang tính quần chúng cao như bóng đá, cầu lông, quần vợt… thì đa số các môn cơ bản vẫn phải dựa vào khả năng đầu tư của nhà nước mà ở đó chiến lược phát triển vô cùng quan trọng. Ngân sách TTVN năm 2013 đã được duyệt không có gì chuyển biến và vì thế theo đánh giá chung, năm 2013 chưa thể có cú đột phá nào để kỳ vọng.

Dù vậy, với cách làm phân cấp cho địa phương tự đầu tư nhân lực trọng tâm đã có những chuyển biến tích cực từ Đà Nẵng, Bình Dương, An Giang, Hải Phòng. Và có lẽ, đấy chính là hy vọng lớn nhất để người hâm mộ có thể kỳ vọng. TTVN sẽ có nhiều tín hiệu lạc quan trong năm 2013 mà theo dự báo từ Tổng cục TDTT thì tại SEA Games 27, chỉ tiêu giữ vừng tốp 3 toàn đoàn vẫn có thể đạt được. 

ĐĂNG LINH

Phan Thị Hà Thanh giành danh hiệu VĐV số một Việt Nam năm 2012

Sáng 31-12-2012, Báo Thể thao Việt Nam và Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam công bố vận động viên (VĐV) TDDC Phan Thị Hà Thanh (ảnh) là VĐV tiêu biểu số một của thể thao Việt Nam năm 2012.

Thể thao Việt Nam năm 2013: Từ SEA Games nghĩ đến Asiad ảnh 1

Đây là kết quả cuộc bầu chọn thường niên uy tín do Bộ VH-TT-DL phối hợp với Trung ương Đoàn và Ủy ban Olympic Việt Nam tổ chức. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Hà Thanh đoạt danh hiệu VĐV tiêu biểu nhất của năm. Vị trí thứ nhì và ba lần lượt thuộc về VĐV bơi lội 16 tuổi Nguyễn Thị Ánh Viên và xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Kỳ thủ nhí Anh Khôi (Huy chương vàng U10 thế giới) cũng nằm trong danh sách 10 VĐV tiêu biểu toàn quốc 2012. Về phía VĐV thể thao người khuyết tật xuất sắc toàn quốc 2012, VĐV cử tạ Nguyễn Thị Hồng được bầu chọn vào vị trí số một.

Cùng với sự thành công của học trò Phan Thị Hà Thanh, HLV Nguyễn Thanh Thúy đã trở thành HLV tiêu biểu số một Việt Nam 2012.

T.T.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Alcaraz tự tin hướng đến Miami Open

Miami Open: Thoải mái và tự tin, Carlos Alcaraz sẵn sàng “lăn bánh”

Chỉ trong vòng 1 năm trời, mọi thứ cứ như là “Vật đổi - sao dời”. Ở Miami Masters - Miami Open hồi năm ngoái, Carlos Alcaraz đến với giải đấu khi đang xếp Hạng 16 thế giới. Giờ đây, ở giải đấu năm nay, anh quay trở lại Miami Gardens trong tư cách Nhà Đương kim vô địch, và cũng là Đương kim số 1 thế giới...

Bóng đá trong nước

U23 Việt Nam thua cách biệt U23 UAE 0-4

Điều bất ngờ đã không xảy ra ở lượt trận thứ 2 của Doha Cup 2023 diễn ra vào rạng sáng ngày 26-3, các cầu thủ U23 Việt Nam đã thua tiếp trận thứ 2 trước U23 UAE với tỷ số 0-4. Trận thua đã làm các cầu thủ Việt Nam đứng cuối bảng trước khi ban tổ chức xếp lịch cho các cặp đấu ở vòng 3.

Quần vợt

Miami Open: Aryna Sabalenka sẵn sàng thách thức Ngôi số 1 thế giới của Iga Swiatek

Không tốn quá nhiều thời gian để Aryna Sabalenka xác lập mục tiêu mới nhất của mình sau khi giành được danh hiệu Grand Slam đầu tay. Dành vài ngày để ăn mừng ngôi vô địch ở Úc mở rộng hồi tháng Giêng, tay vợt nữ người Belarus nhanh chóng quay trở lại tập luyện - và tập trung cho mục tiêu mới: Ngôi số 1 thế giới...

Các môn khác

“Kẻ xóa sổ” Paulo Costa: Võ sĩ Brazil được trả lương cao nhất, gia hạn với UFC và kiếm cả triệu USD/trận đấu

Theo cô Tamara Alves, bị hôn thê của “Kẻ xóa sổ” Paulo Costa, cuối cùng thì, võ sĩ MMA khét tiếng người Brazil cũng đã gia hạn hợp đồng với UFC, qua đó, trở thành người Brazil được... trả lương cao nhất ở trong Bát giác đài. Cô Tamara, người đã tiếp quản vị trí quản lý cho Borrachinha sau khi anh này chia tay với ông bầu Wallid Ismael, cho biết, Costa nhận được hàng triệu USD/từng trận đấu với bản hợp đồng mới!