Thanh Hóa khó vô địch

Không phải vì B.Bình Dương đang chơi quá hay mà chúng ta đánh giá thấp Thanh Hóa. Vấn đề nằm ở chỗ ngoài điểm số và vị trí hiện đang có, đội bóng của ông Mai Đức Chung chưa cho thấy yếu tố đặc biệt nào để bảo đảm họ có vũ khí bí mật giành vinh quang mang tính lịch sử về Lam Sơn.

Không phải vì B.Bình Dương đang chơi quá hay mà chúng ta đánh giá thấp Thanh Hóa. Vấn đề nằm ở chỗ ngoài điểm số và vị trí hiện đang có, đội bóng của ông Mai Đức Chung chưa cho thấy yếu tố đặc biệt nào để bảo đảm họ có vũ khí bí mật giành vinh quang mang tính lịch sử về Lam Sơn.

Không thể dựa vào hàng phòng ngự

Trong lịch sử V-League, có đến 6 chức vô địch thuộc về những đội có hàng phòng thủ tốt nhất giải. Đây cũng là điều bình thường vì đã là một đội mạnh thì việc tấn công hay cũng phải đi kèm với phòng ngự giỏi. Tuy nhiên, chỉ có 1 lần duy nhất mà đội vô địch lại có số bàn thắng nằm ngoài tốp 3 đội ghi nhiều bàn thắng nhất, đó là trường hợp của HN T&T ở lần vô địch đầu tiên năm 2010 khi họ chỉ ghi 35 bàn sau 26 trận đấu, đứng hạng 8 về số bàn thắng.

Thậm chí, đây cũng là nhà vô địch đầu tiên có số trận thua không phải ít nhất và cũng chẳng đứng số 1 về số trận thắng trong mùa. Đây là lý do mà chức vô địch đầu tiên của HN T&T bị đánh giá là kém nhất trong lịch sử trên mọi phương diện.

Nói cách khác, muốn vô địch V-League thì ngoài chuyện phòng thủ tốt ra, nhất định là phải có năng lực ghi bàn. Quy luật của bóng đá đã chỉ rõ, một khi anh không thể ghi bàn thì chuyện để thủng lưới trước sau gì cũng đến dù có sở hữu những hậu vệ giỏi nhất giải đi nữa.

Khổ thay, với Thanh Hóa, những cầu thủ phòng thủ còn gánh cả trách nhiệm ghi bàn. Trung vệ Bakel hiện đã có 2 bàn, tiền vệ phòng ngự Lê Văn Tân cũng có 2 bàn. Người ghi nhiều bàn nhất cho Thanh Hóa là nhạc trưởng Nastja Ceh nhưng 3/5 bàn thắng của tiền vệ người Slovenia này lại đến từ đá phạt. Đến nay, Thanh Hóa chỉ mới ghi có 15 bàn thắng nhưng chia cho 6 cầu thủ khác nhau, trong số đó thì tiền đạo Sunday chỉ mới có 3 bàn thắng.

Với một đội hình không đủ áp lực để buộc đối phương phải liên tục phòng ngự thì việc Thanh Hóa chỉ mới có 3/9 trận giữ được sạch lưới là chuyện không bất ngờ. Họ không thể cứ dựa mãi vào năng lực phòng thủ của mình cho dù đây là yếu tố giúp họ bất bại từ đầu giải đến nay.

Hàng công Thanh Hóa vẫn ghi bàn nhưng hiệu suất rõ ràng lại kém so với hàng vông các đội Hà Nội T&T và B.Bình Dương. Ảnh: Minh Hoàng

Hàng công Thanh Hóa vẫn ghi bàn nhưng hiệu suất rõ ràng lại kém so với hàng vông các đội Hà Nội T&T và B.Bình Dương. Ảnh: Minh Hoàng

Không đủ sức đá đường dài

Thanh Hóa từng thắng cả HN T&T, Bình Dương và SHB Đà Nẵng nhưng đấy đều là các trận đấu trên sân nhà và đều ở thời điểm kém ổn định của các đội bóng nói trên. Điều này cũng đồng nghĩa, tình hình tại các trận lượt về sẽ khác hoàn toàn và những gì đã lấy ở lượt đi, có khi Thanh Hóa phải trả lại hết.

Vấn đề quan trọng hơn, Thanh Hóa đang sử dụng triệt để những gì mà họ có nhưng chưa thấy chuyển biến ở những thứ mà họ thiếu do chiều sâu đội hình không đều như các đối thủ. Đặt Thanh Hóa cạnh HN T&T và B.Bình Dương, đội bóng của ông Mai Đức Chung chỉ hơn mỗi vị trí của Nastja Ceh, một cầu thủ đã 37 tuổi và thường xuyên nhận thẻ.

Trong khi các ngôi sao của 2 đối thủ trên đang càng đá, càng hay thì tại Thanh Hóa, đã có sự chững lại về phong độ thể hiện khá rõ trong trận đấu tại Pleiku. Ở trận này, HAGL đã sai lầm khi không tiếp tục tấn công sau khi có bàn dẫn trước mà lại lùi quá thấp đội hình khiến Timothy đơn độc trên hàng công đến mức anh này phát cáu, to tiếng với đồng đội vì “đói” bóng. Chính sự thụ động ấy của HAGL đã giúp Thanh Hóa gỡ hòa nhưng rõ ràng, đội bóng đang đứng đầu V-League đã lộ ra những điểm yếu về đội hình.

V-League là cuộc đua đường dài. Tính đến nay, có đến 8 mùa giải, chức vô địch được quyết định ở các pha nước rút tại lượt về. Đáng lo cho Thanh Hóa là các đối thủ như HN T&T hay B.Bình Dương đều rất mạnh về điểm này trong khi lịch sử tham gia V-League của xứ Thanh lại luôn chứng kiến sự hụt hơi ở phần cuối mùa giải.

Đăng Linh

Tin cùng chuyên mục