Cái không đúng đầu tiên có thể là trọng tài. Lẽ ra, Indonesia có thể bị mất người sớm hơn với những pha vào bóng bằng 2 chân trong hiệp một. Lẽ ra, U22 Việt Nam đã được hưởng quả phạt đền khi tiền vệ vào thay người Quang Hải bị phạm lỗi trong vòng cấm. Thế nhưng, nếu đem so sánh với số cơ hội cũng như thời gian được chơi hơn người thì cái sai của trọng tài cũng không phải là quá nhiều.
Cái không đúng kế tiếp có lẽ là …xui. Có ít nhất 3 tình huống mà bóng lẽ ra đã nằm trong lưới nhưng thủ môn và xà ngang của Indonesia đều từ chối. Trong bóng đá luôn tồn tại một kiểu “huông” như vậy. Rõ ràng, sau khi Vũ Văn Thành đánh đầu không vào lưới, đến 2 lần bóng vào lưới thì lại không được công nhận và cuối cùng là cú sút cận thành của Hồ Tuấn Tài chạm cả thủ môn, xà ngang ra ngoài.
Thế nhưng, trọng tài và xui xẻo chỉ là một phần của trận đấu, thứ mà mọi đội bóng trên thế giới đều không thể kiểm soát được.
***
Ngay từ đầu, chúng ta đã biết Indonesia sẽ phòng ngự, sẽ đá rát. Chính vì vậy, lẽ ra những phương án tấn công của U22 Việt Nam cần linh hoạt hơn, đa dạng hơn. Đó là thứ mà HLV Hữu Thắng và các học trò hoàn toàn chủ động.
Thế nhưng, theo thống kê, dù đối thủ rất chủ động phạm lỗi nhưng U22 Việt Nam lại không có một quả phạt nào trước vùng 16m50 dù chúng ta đang sở hữu những cầu thủ có kỹ thuật tốt và đá phạt giỏi. Hưởng đến 12 quả phạt góc nhưng không tình huống nào trong số đó tạo ra cơ hội ghi bàn. Ngoài pha sút xa của Hồ Tuấn Tài ở hiệp một, cũng chẳng thấy có tiền vệ nào của U22 Việt Nam tìm cơ hội từ những pha bóng xa. Lối tấn công của U22 Việt Nam rất đơn điệu, chủ yếu chuyền dạt biên hoặc có đột phá thì cũng bên rìa vòng 16m50 chứ không đánh trực diện cầu môn. Suốt cả trận đấu, chỉ có một lần xuất hiện bóng chuyền tầm xa, đó chính là pha hỏng ăn của Vũ Văn Thanh cuối hiệp một. Nhưng đường chuyền vượt tầm đầu hậu vệ Indonesia ấy lại xuất phát từ tiền đạo Tuấn Tài chứ không phải những Xuân Trường, Tuấn Anh.
Đấy là vấn đề thuộc về chỉ đạo của HLV. Thực tế thì chơi hơn người nhưng U22 Việt Nam còn rối rắm hơn trong tấn công, cũng chỉ vì sự đơn điệu ấy. Nói đúng hơn, chúng ta dễ bị bắt bài và khi đối phương biết cách phá thì tự nhiên U22 Việt Nam trở lại với sự bất lực trong ghi bàn.
Đây không phải là chuyện mới mẻ gì. Nó chỉ xảy ra trong một hoàn cảnh hết sức đáng tiếc. Bởi rõ ràng U22 Việt Nam đã có thể vào bán kết, giữ chân trụ cột chứ không phải tiếp tục dồn sức đá thêm một “chung kết sớm” nữa với Thái Lan.
Cái không đúng kế tiếp có lẽ là …xui. Có ít nhất 3 tình huống mà bóng lẽ ra đã nằm trong lưới nhưng thủ môn và xà ngang của Indonesia đều từ chối. Trong bóng đá luôn tồn tại một kiểu “huông” như vậy. Rõ ràng, sau khi Vũ Văn Thành đánh đầu không vào lưới, đến 2 lần bóng vào lưới thì lại không được công nhận và cuối cùng là cú sút cận thành của Hồ Tuấn Tài chạm cả thủ môn, xà ngang ra ngoài.
Thế nhưng, trọng tài và xui xẻo chỉ là một phần của trận đấu, thứ mà mọi đội bóng trên thế giới đều không thể kiểm soát được.
***
Ngay từ đầu, chúng ta đã biết Indonesia sẽ phòng ngự, sẽ đá rát. Chính vì vậy, lẽ ra những phương án tấn công của U22 Việt Nam cần linh hoạt hơn, đa dạng hơn. Đó là thứ mà HLV Hữu Thắng và các học trò hoàn toàn chủ động.
Thế nhưng, theo thống kê, dù đối thủ rất chủ động phạm lỗi nhưng U22 Việt Nam lại không có một quả phạt nào trước vùng 16m50 dù chúng ta đang sở hữu những cầu thủ có kỹ thuật tốt và đá phạt giỏi. Hưởng đến 12 quả phạt góc nhưng không tình huống nào trong số đó tạo ra cơ hội ghi bàn. Ngoài pha sút xa của Hồ Tuấn Tài ở hiệp một, cũng chẳng thấy có tiền vệ nào của U22 Việt Nam tìm cơ hội từ những pha bóng xa. Lối tấn công của U22 Việt Nam rất đơn điệu, chủ yếu chuyền dạt biên hoặc có đột phá thì cũng bên rìa vòng 16m50 chứ không đánh trực diện cầu môn. Suốt cả trận đấu, chỉ có một lần xuất hiện bóng chuyền tầm xa, đó chính là pha hỏng ăn của Vũ Văn Thanh cuối hiệp một. Nhưng đường chuyền vượt tầm đầu hậu vệ Indonesia ấy lại xuất phát từ tiền đạo Tuấn Tài chứ không phải những Xuân Trường, Tuấn Anh.
Đấy là vấn đề thuộc về chỉ đạo của HLV. Thực tế thì chơi hơn người nhưng U22 Việt Nam còn rối rắm hơn trong tấn công, cũng chỉ vì sự đơn điệu ấy. Nói đúng hơn, chúng ta dễ bị bắt bài và khi đối phương biết cách phá thì tự nhiên U22 Việt Nam trở lại với sự bất lực trong ghi bàn.
Đây không phải là chuyện mới mẻ gì. Nó chỉ xảy ra trong một hoàn cảnh hết sức đáng tiếc. Bởi rõ ràng U22 Việt Nam đã có thể vào bán kết, giữ chân trụ cột chứ không phải tiếp tục dồn sức đá thêm một “chung kết sớm” nữa với Thái Lan.