Lượt về V-League luôn là cuộc đua hấp dẫn, khó lường giữa các CLB. Và với những ai hiểu bóng đá nội, chắc không lạ với cụm từ “cẩn thận củi lửa” trong giai đoạn này. Bởi đây là thời điểm nhạy cảm, nên hàng loạt những vấn đề có tính kinh niên của bóng đá Việt Nam xuất hiện, đánh thẳng vào niềm tin của người hâm mộ: Các trận “đá bàn” lên ngôi, quyết định kết quả khi trận đấu còn chưa diễn ra. Các nhà tổ chức làm gì để hạn chế, đẩy lùi tình trạng trên, hay lại gói gọn nhắc nhở CLB cần chú ý “giáo dục ý thức” cho cầu thủ?
Vài năm gần đây, thuật ngữ “bóng đá tình cảm” xuất hiện khá nhiều trong làng bóng đá nội. Đó là cách ám chỉ đội bóng này “cứu” đội bóng kia lúc khó khăn, thông qua việc bất ngờ thi đấu dưới sức, thiếu tích cực, như những trận từng bị người hâm mộ lên tiếng như SLNA thi đấu với HAGL năm 2015, Hải Phòng với Cần Thơ cũng năm 2015… Nó xảy ra khi một đội bóng không còn mục tiêu gặp đội bóng đang cần điểm đua vô địch hay trụ hạng. Tất nhiên, người trong cuộc sẽ chối bay chối biến khi thi đấu vật vờ, tạo điều kiện cho đối thủ ghi bàn. Chỉ có người hâm mộ, vốn ngày càng tinh ý và am hiểu, chán nản, thất vọng vì các trận đấu “khét mùi”.
“Rải đinh” hay “chích” là thuật ngữ khác thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn lượt về V-League. Nó khác với “bóng đá tình cảm” ở chỗ có thể liên quan đến chuyện dùng tiền để chi phối một vài, hay nhóm cầu thủ trong CLB. Cách làm này nhằm làm suy yếu đối thủ từ bên trong, thông qua việc lôi kéo, mua chuộc cầu thủ trụ cột trước khi 2 đội gặp nhau. Các HLV rất cảnh giác trước “nạn” này và ra nhiều biện pháp phòng ngừa như cấm cầu thủ tiếp xúc “người lạ” trước trận đấu quan trọng, không sử dụng điện thoại, thiết bị di động, thay đổi lịch trình… Song, không ít HLV vẫn phải “chết như Từ Hải” giữa trận tiền vì phong độ khó hiểu của học trò.
Và cuối cùng, không thể không nhắc đến cụm từ “tiếng còi có vấn đề” ở giai đoạn lượt về. Trọng tài ở Việt Nam là một phần không thể thiếu trong bức tranh sáng-sáng-tối-tối. Hàng loạt “vua áo đen” bị truy tố, hàng loạt vụ nghi án trọng tài “vòi” nơi này 500 triệu, nơi kia 100 triệu khiến họ nằm trong tầm chú ý của dư luận, bị soi các quyết định dưới góc nhìn tư tưởng chứ không còn đơn thuần chuyên môn. Đây là một thế giới riêng đầy quyền lực, bí ẩn và có chuyên gia từng nhận xét “nắm được trọng tài là nắm được cuộc chơi”.
Thuốc nào có thể trị được những “bệnh” này của bóng đá Việt Nam tồn tại suốt nhiều năm qua?
“Rải đinh” hay “chích” là thuật ngữ khác thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn lượt về V-League. Nó khác với “bóng đá tình cảm” ở chỗ có thể liên quan đến chuyện dùng tiền để chi phối một vài, hay nhóm cầu thủ trong CLB. Cách làm này nhằm làm suy yếu đối thủ từ bên trong, thông qua việc lôi kéo, mua chuộc cầu thủ trụ cột trước khi 2 đội gặp nhau. Các HLV rất cảnh giác trước “nạn” này và ra nhiều biện pháp phòng ngừa như cấm cầu thủ tiếp xúc “người lạ” trước trận đấu quan trọng, không sử dụng điện thoại, thiết bị di động, thay đổi lịch trình… Song, không ít HLV vẫn phải “chết như Từ Hải” giữa trận tiền vì phong độ khó hiểu của học trò.
Và cuối cùng, không thể không nhắc đến cụm từ “tiếng còi có vấn đề” ở giai đoạn lượt về. Trọng tài ở Việt Nam là một phần không thể thiếu trong bức tranh sáng-sáng-tối-tối. Hàng loạt “vua áo đen” bị truy tố, hàng loạt vụ nghi án trọng tài “vòi” nơi này 500 triệu, nơi kia 100 triệu khiến họ nằm trong tầm chú ý của dư luận, bị soi các quyết định dưới góc nhìn tư tưởng chứ không còn đơn thuần chuyên môn. Đây là một thế giới riêng đầy quyền lực, bí ẩn và có chuyên gia từng nhận xét “nắm được trọng tài là nắm được cuộc chơi”.
Thuốc nào có thể trị được những “bệnh” này của bóng đá Việt Nam tồn tại suốt nhiều năm qua?