“Gừng càng già càng cay”, hay thực chất, những tay vợt lớn đang biết cách lèo tái tuổi tác và tình trạng thể lực của mình cho thật phù hợp bằng những hoạt động hợp lý ngoài sân đấu, tránh xa chấn thương. Việc một tay vợt lớn tuổi thắng Grand Slam trong những ngày này đã là chuyện bình thường, và biết đâu đó, trong một tương lai gần, chúng ta có thể chứng kiến một tay vợt giành ngôi vô địch Grand Slam khi đã… 40 tuổi!
Khi Ken Rosewall xuất sắc đăng quang ngôi vô địch Australian Open 1972 ở độ tuổi 37 với một nền tảng thể lực khủng khiếp, nhiều người tin rằng, ông sẽ không tốn quá nhiều thời gian để trở thành nhà vô địch Grand Slam lớn tuổi nhất trong lịch sử. Sau đó, Rosewall đã tiến lại rất gần với kỷ lục của cuộc đời khi lần lượt lọt đến trận chung kết của Wimbledon và US Open vào năm 1974. Ông chỉ bị “từ chối” cơ hội chỉ bởi sự sung sức của gã trai trẻ trung 22 tuổi người Mỹ Jimmy Connors. Dù vậy, kỷ lục về độ tuổi khi vô địch Grand Slam của Rosewall cũng đã đứng vững trong suốt 45 năm qua, và sẽ còn tiếp tục đứng vững cho đến khi nào những Federer, Nadal hay Wawrinka hóa giải được nó.
Theo ông Bill Noris, Cựu Giám đốc Dịch vụ Y học của ATP, người đã trải qua 35 năm làm việc với những cơ thể chằng chịt chấn thương và đầy đau nhức của nhiều tay vợt nổi tiếng, kể từ thời của Rosewall cho đến thời của Federer, lợi thế của khoa học thể thao hiện đại có nghĩa là, chuyện một tay vợt sớm giành danh hiệu Grand Slam ở độ tuổi 40 sẽ chẳng còn là điều “phi thường kiểu siêu nhiên” nữa, mà đó là điều sẽ dần trở thành sự thật trong một tương lai gần ở phía trước. “Tôi không nghĩ việc một tay vợt tuổi 40 đăng quang ở đấu trường Grand Slam quá xa rời thực tế. Đó là chuyện rất có thể xảy ra”, ông Noris trả lời phỏng vấn qua điện thoại ở quê nhà Boca Ranton, Florida, “Ken Rosewall đang ở trong thời kỳ hoàng kim của mình khi thi đấu ở các trận chung kết Grand Slam hồi năm 1974. Khi đó, ông ấy rất tuyệt vời. Với những tay vợt ngày hôm nay, họ có lợi thế từ sự hỗ trợ của khoa học thể thao, khi chúng ta hiểu hơn rất nhiều về cấu trúc cơ thể của các tay vợt hơn bao giờ hết. Các tay vợt biết cách làm thể nào để chuẩn bị cho cơ thể, cho thể lực một cách tốt hơn”.
Điều này rõ ràng đã được chứng minh trong những năm gần đây. Lần đầu tiên kể từ khi Rod Laver “quét sạch” cả 4 danh hiệu Grand Slam trong năm 1969, ngôi vô địch ở Wimbledon năm nay có thể sẽ trở thành danh hiệu Grand Slam thứ 4 liên tiếp rơi vào vòng kiểm soát của một tay vợt trên 30 tuổi. Sau Wawrinka (đã bị loại), Federer và Nadal, cả Andy Murray lẫn Novak Djokovic đều là những ứng viên nặng ký nhất ở Wimbledon 2017 và cả 2 người này cũng đã bước sang tuổi 30. Đó là chưa kể những tay vợt khác như Kevin Anderson, Gilles Muller, Tomas Berdychy… cũng đều bước qua tuổi 30 khi bước vào tuần lễ thứ 2 của Wimbledon 2017. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, có đến 7 tay vợt từ 30 tuổi trở lên bước vào tuần lễ thứ 2 ở đấu trường Wimbledon.
Chuyên gia Noris (năm nay đã 74 tuổi) cho biết: “Các tay vợt ở độ tuổi từ 30 trở lên được hưởng lợi rất lớn từ khoa học thể thao, từ điều kiện chuẩn bị tốt và chế độ dinh dưỡng phù hợp, có thể nói, đó chính là chế độ y học trong quần vợt. Chúng tôi đang tạo ra những tay vợt nhanh hơn, mạnh mẽ hơn trong quá khứ rất nhiều. họ biết làm thể nào để duy trì sự cân bằng và biết khi nào cần nghỉ ngơi. Nhưng tay vợt ở thế hệ này, họ không ngừng nghiên cứu, họ không ngừng tìm kiếm để trở nên tốt hơn. Và chúng tôi có đầy đủ công cụ có thể giúp họ chịu đựng được nhiều kiểu áp lực khác nhau”.
Khi Nadal bỏ cuộc, không thể bảo vệ ngôi vô địch Wimbledon 2009 vì chấn thương đầu gối, các CĐV từng e sợ rằng, cái tiền sử đầy đau đớn của cái đầu gối của anh có thể chính là đoạn kết sự nghiệp chơi bóng của tay vợt người Tây Ban Nha. Và rồi, nỗi lo lắng đó lại nổi lên một lần nữa khi Nadal rút lui khỏi Olympic London và US Open hồi năm 2012. Hồi năm ngoái, Nadal cũng có lần thứ 3 khiến người ta e ngại khi sớm kết thúc chiến dịch ở Roland Garros và rút lui khỏi Wimbledon. Nhưng cứ mỗi lần người ta định gạch tên anh, thì bằng sự điều trị và chuẩn bị với những phương pháp hiện đại, Nadal đều đã quay trở lại mạnh mẽ. Federer cũng giống như vậy khi rút lui khỏi nửa sau mùa giải 2016 và chơi cực hay trong nửa đầu mùa giải năm nay.
Ông Todd Elenbecker, Phó Chủ tịch của Dịch vụ Y học ATP, nhận định: “Những tay vợt ngày hôm nay đang kết hợp hàng loạt hoạt động ngoại khóa ngoài sân đấu và những chương trình phòng ngừa chấn thương, điều này hoàn toàn khác biệt so với chương trình tập luyện của những tay vợt chuyên nghiệp hồi những năm 1980, 1990. Những chương trình này không chỉ có ý nghĩa là nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện nền tảng thể lực mà còn giúp làm giảm nguy cơ dính chấn thương. Chúng ta đang chứng kiến một thế hệ các tay vợt lớn tuổi có năng lực và tần suất hoạt động vượt xa so với lứa trong quá khứ. Có 40 tay vợt thuộc tốp 100 thế giới có độ tuổi từ 30 trở lên. Họ vẫn đang tuân thủ các quy trình khoa học để có thể nâng cao tuổi thọ thi đấu”.
Khi Ken Rosewall xuất sắc đăng quang ngôi vô địch Australian Open 1972 ở độ tuổi 37 với một nền tảng thể lực khủng khiếp, nhiều người tin rằng, ông sẽ không tốn quá nhiều thời gian để trở thành nhà vô địch Grand Slam lớn tuổi nhất trong lịch sử. Sau đó, Rosewall đã tiến lại rất gần với kỷ lục của cuộc đời khi lần lượt lọt đến trận chung kết của Wimbledon và US Open vào năm 1974. Ông chỉ bị “từ chối” cơ hội chỉ bởi sự sung sức của gã trai trẻ trung 22 tuổi người Mỹ Jimmy Connors. Dù vậy, kỷ lục về độ tuổi khi vô địch Grand Slam của Rosewall cũng đã đứng vững trong suốt 45 năm qua, và sẽ còn tiếp tục đứng vững cho đến khi nào những Federer, Nadal hay Wawrinka hóa giải được nó.
Theo ông Bill Noris, Cựu Giám đốc Dịch vụ Y học của ATP, người đã trải qua 35 năm làm việc với những cơ thể chằng chịt chấn thương và đầy đau nhức của nhiều tay vợt nổi tiếng, kể từ thời của Rosewall cho đến thời của Federer, lợi thế của khoa học thể thao hiện đại có nghĩa là, chuyện một tay vợt sớm giành danh hiệu Grand Slam ở độ tuổi 40 sẽ chẳng còn là điều “phi thường kiểu siêu nhiên” nữa, mà đó là điều sẽ dần trở thành sự thật trong một tương lai gần ở phía trước. “Tôi không nghĩ việc một tay vợt tuổi 40 đăng quang ở đấu trường Grand Slam quá xa rời thực tế. Đó là chuyện rất có thể xảy ra”, ông Noris trả lời phỏng vấn qua điện thoại ở quê nhà Boca Ranton, Florida, “Ken Rosewall đang ở trong thời kỳ hoàng kim của mình khi thi đấu ở các trận chung kết Grand Slam hồi năm 1974. Khi đó, ông ấy rất tuyệt vời. Với những tay vợt ngày hôm nay, họ có lợi thế từ sự hỗ trợ của khoa học thể thao, khi chúng ta hiểu hơn rất nhiều về cấu trúc cơ thể của các tay vợt hơn bao giờ hết. Các tay vợt biết cách làm thể nào để chuẩn bị cho cơ thể, cho thể lực một cách tốt hơn”.
Điều này rõ ràng đã được chứng minh trong những năm gần đây. Lần đầu tiên kể từ khi Rod Laver “quét sạch” cả 4 danh hiệu Grand Slam trong năm 1969, ngôi vô địch ở Wimbledon năm nay có thể sẽ trở thành danh hiệu Grand Slam thứ 4 liên tiếp rơi vào vòng kiểm soát của một tay vợt trên 30 tuổi. Sau Wawrinka (đã bị loại), Federer và Nadal, cả Andy Murray lẫn Novak Djokovic đều là những ứng viên nặng ký nhất ở Wimbledon 2017 và cả 2 người này cũng đã bước sang tuổi 30. Đó là chưa kể những tay vợt khác như Kevin Anderson, Gilles Muller, Tomas Berdychy… cũng đều bước qua tuổi 30 khi bước vào tuần lễ thứ 2 của Wimbledon 2017. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, có đến 7 tay vợt từ 30 tuổi trở lên bước vào tuần lễ thứ 2 ở đấu trường Wimbledon.
Chuyên gia Noris (năm nay đã 74 tuổi) cho biết: “Các tay vợt ở độ tuổi từ 30 trở lên được hưởng lợi rất lớn từ khoa học thể thao, từ điều kiện chuẩn bị tốt và chế độ dinh dưỡng phù hợp, có thể nói, đó chính là chế độ y học trong quần vợt. Chúng tôi đang tạo ra những tay vợt nhanh hơn, mạnh mẽ hơn trong quá khứ rất nhiều. họ biết làm thể nào để duy trì sự cân bằng và biết khi nào cần nghỉ ngơi. Nhưng tay vợt ở thế hệ này, họ không ngừng nghiên cứu, họ không ngừng tìm kiếm để trở nên tốt hơn. Và chúng tôi có đầy đủ công cụ có thể giúp họ chịu đựng được nhiều kiểu áp lực khác nhau”.
Khi Nadal bỏ cuộc, không thể bảo vệ ngôi vô địch Wimbledon 2009 vì chấn thương đầu gối, các CĐV từng e sợ rằng, cái tiền sử đầy đau đớn của cái đầu gối của anh có thể chính là đoạn kết sự nghiệp chơi bóng của tay vợt người Tây Ban Nha. Và rồi, nỗi lo lắng đó lại nổi lên một lần nữa khi Nadal rút lui khỏi Olympic London và US Open hồi năm 2012. Hồi năm ngoái, Nadal cũng có lần thứ 3 khiến người ta e ngại khi sớm kết thúc chiến dịch ở Roland Garros và rút lui khỏi Wimbledon. Nhưng cứ mỗi lần người ta định gạch tên anh, thì bằng sự điều trị và chuẩn bị với những phương pháp hiện đại, Nadal đều đã quay trở lại mạnh mẽ. Federer cũng giống như vậy khi rút lui khỏi nửa sau mùa giải 2016 và chơi cực hay trong nửa đầu mùa giải năm nay.
Ông Todd Elenbecker, Phó Chủ tịch của Dịch vụ Y học ATP, nhận định: “Những tay vợt ngày hôm nay đang kết hợp hàng loạt hoạt động ngoại khóa ngoài sân đấu và những chương trình phòng ngừa chấn thương, điều này hoàn toàn khác biệt so với chương trình tập luyện của những tay vợt chuyên nghiệp hồi những năm 1980, 1990. Những chương trình này không chỉ có ý nghĩa là nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện nền tảng thể lực mà còn giúp làm giảm nguy cơ dính chấn thương. Chúng ta đang chứng kiến một thế hệ các tay vợt lớn tuổi có năng lực và tần suất hoạt động vượt xa so với lứa trong quá khứ. Có 40 tay vợt thuộc tốp 100 thế giới có độ tuổi từ 30 trở lên. Họ vẫn đang tuân thủ các quy trình khoa học để có thể nâng cao tuổi thọ thi đấu”.