Làm con gái sao lại đi đá bóng
Đen nhẻm đen nhem xấu hết cả người
Một môn thể thao dành cho nam giới
Nhưng các chị vẫn chơi được bình thường
Và thậm chí còn được nhiều kì tích
Làm rạng danh đất nước Việt Nam
Bóng đá nam cũng cúi đầu khâm phục
Nhưng cầu thủ vẫn hi sinh thầm lặng
Mặc dù tiền lương không đáng chi
Nhưng niềm đam mê thì luôn cháy bỏng
Người phụ nữ Việt Nam là như vậy
Truyền thống ngày xưa đã thế mà….
(Trích lời của một fan hâm mộ bóng đá nữ).
Tôi là Văn thị Thanh là một cầu thủ bóng đá nữ, bóng đá chính là cuộc sống của tôi, 13 tuổi tham gia bóng đá, 18 tuổi vào đội tuyển quốc gia và đoạt Quả bóng Vàng, 26 tuổi trở thành HLV đội Phong Phú Hà Nam.
Mọi cầu thủ khi thi đấu đều muốn được trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, thi đấu cho đội tuyển quốc gia và được vinh danh ở Gala Quả bóng Vàng. Tôi nói ra không phải để quảng cáo bản thân, mà chỉ muốn truyền đi thông điệp tôi làm được thì mọi người cũng làm được, chỉ là sớm hay muộn với những nỗ lực cố gắng và không từ bỏ của mình.
Quả bóng Vàng quan trọng nhất là giành được tình cảm của người hâm mộ. Nếu sân vận động không có khán giả chúng tôi chỉ thi đấu bình thường còn khán đài đầy ắp khán giả chúng tôi sẽ thi đấu với 200% sức để cống hiến những pha bóng đẹp mắt nhất, đáp lại tình cảm của mọi người. Dù sao bóng đá nữ là như vậy, đã là một công việc thì mình phải chuyên nghiệp, sẽ làm và làm đến cùng để người hâm mộ sẽ yêu bóng đá nữ hơn. Chạm đến trái tim của các fan hâm mộ bóng đá.
Cảm ơn Báo Sài Gòn Giải Phóng đã tạo ra một giải thưởng thật đáng trân trọng, một Gala kết nối cầu thủ và người hâm mộ,cũng như tạo động lực cho thế hệ bóng đá nữ trẻ, thành công hơn nữa, trong tương lai. Và mong rằng động lực từ thành công của bóng đá nam,Giải thưởng Quả bóng Vàng sẽ luôn được duy trì,để đẩy nền bóng đá Việt Nam tiến bộ hơn nữa.