Man United, không lúc này thì lúc nào?

Trận thua Chelsea 3-4 hồi giữa tuần gần như bộc lộ tất cả những giới hạn của Man United thời HLV Ten Hag. Họ vừa có phẩm chất của một đội bóng có thể làm được tất cả, nhưng đồng thời cũng sẳn sàng rơi vào trạng thái hoảng loạn như một đội bóng yếu đuối vừa thăng hạng.

Man United, không lúc này thì lúc nào?

Lúc đầu, Man United không hề có dấu hiệu hoảng sợ. Họ đã chơi tốt sau khi trận đấu tồi tệ đến đáng kinh ngạc này trôi qua trong 8 phút bù giờ. Họ dường như đã kiểm soát được tình hình, Bruno Fernandes và Mason Mount bình tĩnh bảo vệ quyền kiểm soát bóng ở bên cánh trái để tìm cách kéo dài thời gian.Sự thất vọng của Chelsea ngày càng tăng khi họ tiến gần hơn tới trận thua 2-3 mà lẽ ra hoàn toàn do họ gây ra. .

Tuy nhiên, cuối cùng thì không có gì an toàn ở Man United của Erik ten Hag. Sự điềm tĩnh ban đầu nhạt dần, phong thái của đội bóng lớn biến mất. Một cú trượt chân, một cú ngã của Dalot và một tiếng còi của trọng tài. Cole Palmer, không bị căng thẳng trên chấm phạt đền, đã gỡ hòa 3-3. Thời điểm đó, ai cũng nghĩ Man United phải tìm cách để giữ lại 1 điểm. Chỉ có điều, vào một đêm mà sự hỗn loạn là chủ đề kéo dài, Man United lại vội đưa bóng lên để Chelsea phản công kết thúc bằng cú sút chệch hướng của Palmer lao qua người André Onana.

Đây có thể là bước ngoặt trong mùa giải của Chelsea. Chiến thắng 4-3 này đã nâng họ lên vị trí thứ 10, kém Man United 5 điểm khi còn 9 trận. Chelsea, đội đã để thủng lưới ít nhất hai lần trong sáu trận đấu đã qua, đã cố gắng hết sức để không thua dù dẫn trước 2-0. Đối diện với đội bóng còn bất ổn hơn cả mình, ấy vậy mà Man United lại cho thấy khi cần, họ vẫn có thể tệ hơn cả đối thủ.

Đây là lý do tại sao Man United nhận nhiều cú sút đến như vậy trong mùa giải này (ở trận với Chelsea là 18 lần). Làm gì có một đội bóng mạnh nào lại để đối phương “hành hạ” mình nhiều đến như vậy mà không có hướng giải quyết. Không ai bảo vệ hàng phòng ngự. Không có phương án nào bảo đảm sự an toàn. Sự sụp đổ muộn màng không phải là điều đáng ngạc nhiên. HLV Ten Hag đã làm công việc này được gần hai năm, vậy nhưng Man United không tiến gần đến nhóm tinh hoa nhưng người ta kỳ vọng. Họ thắng như một đội bóng lớn và thua như một đội bóng hạng gà. Chẳng ai biết nên xếp họ vào đâu?

Trái ngược với họ, là một Liverpool thực sự đẳng cấp. Chiến thắng ở cúp FA bị giễu cợt là “tai nạn” chứ không phải vì Man United sẳn sàng kế hoạch để đánh bại đối thủ. Vậy ở lần tái đấu tại FA Cup thì sao?

Người ta khuyên Ten Hag nên dùng McTominay, cầu thủ duy nhất thể hiện được tính cách của một cầu thủ lớn dù anh thường vào sân từ ghế dự bị. McTominay đặc biệt hiệu quả với những pha tiến lên từ hàng tiền vệ. Vấn đề với McTominay là anh không cung cấp khả năng phòng ngự tốt, trừ khi Fernandes được chuyển sang cánh phải và McTominay chiếm vị trí cao ở hàng tiền vệ trước Casemiro và Kobbie Mainoo.

Trên thực tế, McTominay là người ít có khả năng ra sân nhất vào Chủ nhật này trong số sáu cầu thủ ở hàng tiền vệ ở trận đụng độ giữa 2 đội tại FA Cup. HLV Ten Hag là người ít có thói quen đổi chiến thuật. Nhà cầm quân người Hà Lan vẫn sẽ xếp đội hình như trận đấu với Chelsea và trông đợi vào khả năng bùng nổ từ Garnacho trẻ trung. Đây chính là giới hạn của Ten Hag, người ngày càng bộc lộ điểm yếu về sự linh hoạt chiến thuật.

Nhưng với Man United, không lúc này thì lúc nào. Một chiến thắng trước Liverpool không chỉ giúp họ cắt đứt mạch trận thất vọng sau kỳ nghĩ quốc tế mà còn duy trì cơ hội dự Champions League, đồng thời có thể hãnh diện về việc phục hồi đúng lúc với tư cách là một đội bóng lớn. Họ đã dùng chiến thuật ‘đậu xe buýt’ ở Anfield trận lượt đi, nhưng trận này thì không. Họ có thể thông minh hơn và chặt chẽ hơn ở hàng tiền vệ, nhưng người hâm mộ muốn thấy Man United tấn công ở Old Trafford, và họ chắc chắn nên làm điều đó. Bởi trận đấu với Chelsea cho thấy Man United của Ten Hag không có đủ bản lĩnh để giữ được những gì mình có. Tốt nhất, họ cứ chơi tấn công và xem thử mọi việc sẽ về đâu.

Tin cùng chuyên mục