Li Na từng giành được 2 danh hiệu Grand Slam (Roland Garros 2011 và Australian Open 2014) trước khi giải nghệ vào ngày 19-9-2014. Cô là tay vợt Trung Quốc đầu tiên trong lịch sử thắng được danh hiệu đình đám nhất thế giới. Những chiến thắng của cô từng được kỳ vọng là sẽ giúp cho quần vợt Trung Quốc thăng hoa, nhưng trái lại, khi thế hệ của cô rồi của Jie Zheng bước qua cánh cửa lịch sử, quần vợt Trung Quốc đã có dấu hiệu chững lại, nếu không muốn nói là… thụt lùi.
Li Na cho biết cô rất tiếc khi không thể chứng kiến quần vợt Trung Quốc tiến lên kể từ thời điểm cô quyết định giải nghệ hồi năm 2014. Và chuyến hành trình đi tìm một nhà vô địch tươi tắn mới của nước này vẫn đang tiếp diễn trong vô vọng.
Li Na cho biết cô rất tiếc khi không thể chứng kiến quần vợt Trung Quốc tiến lên kể từ thời điểm cô quyết định giải nghệ hồi năm 2014. Và chuyến hành trình đi tìm một nhà vô địch tươi tắn mới của nước này vẫn đang tiếp diễn trong vô vọng.
Li Na đã được đón chào nồng nhiệt như thể… cô mới đăng quang Grand Slam ngày hôm qua, khi đến quảng bá cho giải Wuhan Open hồi tuần trước. Sự hiện diện của cô ở Wuhan, trái lại chỉ tạo ra động lực phấn khích cho các khán giả người Trung Quốc chứ không mang lại sức ảnh hưởng cho các tay vợt của nước chủ nhà. Không một tay vợt Trung Quốc nào vượt qua vòng đấu thứ 3. Điều đó khiến Li Na cảm thấy thất vọng. Cô thất vọng khi cô đã giải nghệ suốt 3 năm nay, nhưng quần vợt Trung Quốc vẫn chưa tìm được một ngôi sao nào để thay thế.
“Thật sự, tôi không thích cái cách mà người ta vẫn nhớ đến tôi. Điều đó có nghĩa là, quần vợt Trung Quốc vẫn chưa trưởng thành. Khi tôi quyết định giải nghệ, tôi đã nghĩ rằng, trong cái ngày tiếp theo, trong một tương lai gần, sẽ có những nhà vô địch người Trung Quốc sớm xuất hiện”, Li Na tâm sự.
Thực chất, cũng đã có một tay vợt Trung Quốc tạo ra hiệu ứng đáng kể sau khi Li Na giải nghệ. Đó là Shuai Peng, người lọt đến tận trận bán kết US Open ngay trong mùa giải 2014. Sau đó, một tay vợt Trung Quốc khác là Zhang Shuai cũng đã giành được danh hiệu Guangzhou Open trong cái năm 2014 đáng nhớ đó. Nhưng sau đó, mọi thứ rất tối tăm… cho đến gần đây, khi Wu Yibing đăng quang ngôi vô địch trẻ đơn nam của US Open 2017. Nhưng ai cũng biết, chuyến hành trình từ nhà vô địch trẻ đơn nam đến một nhà vô địch thực thụ là… xa xăm đến mức nào, và đôi khi, đó là “chuyến thỉnh kinh về phía Tây nhưng không bao giờ đến được Tây Trúc”.
“Thật sự, tôi không thích cái cách mà người ta vẫn nhớ đến tôi. Điều đó có nghĩa là, quần vợt Trung Quốc vẫn chưa trưởng thành. Khi tôi quyết định giải nghệ, tôi đã nghĩ rằng, trong cái ngày tiếp theo, trong một tương lai gần, sẽ có những nhà vô địch người Trung Quốc sớm xuất hiện”, Li Na tâm sự.
Thực chất, cũng đã có một tay vợt Trung Quốc tạo ra hiệu ứng đáng kể sau khi Li Na giải nghệ. Đó là Shuai Peng, người lọt đến tận trận bán kết US Open ngay trong mùa giải 2014. Sau đó, một tay vợt Trung Quốc khác là Zhang Shuai cũng đã giành được danh hiệu Guangzhou Open trong cái năm 2014 đáng nhớ đó. Nhưng sau đó, mọi thứ rất tối tăm… cho đến gần đây, khi Wu Yibing đăng quang ngôi vô địch trẻ đơn nam của US Open 2017. Nhưng ai cũng biết, chuyến hành trình từ nhà vô địch trẻ đơn nam đến một nhà vô địch thực thụ là… xa xăm đến mức nào, và đôi khi, đó là “chuyến thỉnh kinh về phía Tây nhưng không bao giờ đến được Tây Trúc”.
Shuai Peng từng lọt đến bán kết US Open 2014 và cũng đang là tay vợt số 1 Trung Quốc
Ở Wuhan Open 2017, có đến 5 tay vợt Trung Quốc xuất hiện từ vòng đấu chính. Nhưng chỉ có Wang Qiang là người duy nhất lọt đến vòng 3. Đó cũng là màn trình diễn “tốt nhất trong lịch sử giải đấu” của một tay vợt chủ nhà. Ông Peter McNamara, HLV người Australia của Wang, thừa nhận, sự kỳ vọng quá cao vào những tay vợt Trung Quốc ngày hôm nay dựa trên thành tích trong quá khứ của Li Na đã gây ra vấn đề: “Tôi nghĩ, sẽ là rất đáng sợ nếu có một nhà vô địch và cũng là một tay vợt vĩ đại định ra một tiêu chuẩn đẳng cấp quá cao khiến những người khác rất khó noi theo. Về phần mình, khi huấn luyện Wang, tôi chưa bao giờ nâng tầm nó lên, tôi không muốn học trò của tôi cố noi theo tầm cao của cô ấy”.
Li Na vẫn luôn là một trường hợp đặc biệt của quần vợt Trung Quốc, khi cô lựa chọn thoát ra khỏi sự kềm cặp của Liên đoàn quần vợt nước nhà và tự chủ động kiểm soát sự nghiệp của mình. Cựu tay vợt 35 tuổi cho biết, có thể cả sự khiêm tốn thái quá (điển hình của văn hóa Trung Quốc) cũng đã giữ chân các tay vợt Trung Quốc, khiến họ có tiến xa, dù họ có nhiều tay vợt có tiềm năng như là Peng (hạng 24 thế giới), Zhang (hạng 26 thế giới). “Họ luôn nói rằng: “Ồ, tôi không quá giỏi”, nhưng trong môn thể thao này, bạn phải thể hiện cho cả thế giới thấy bạn giỏi như thế nào”, Li Na nói. Garbine Muguruza, tay vợt số 1 thế giới người Tây Ban Nha cũng cho biết các tay vợt Trung Quốc “quá tôn trọng sân đấu đến mức quá yên lặng”, đó là tính cách ngược lại hoàn toàn với Li Na, “người luôn có những cảm xúc mãnh liệt và luôn muốn bùng nổ trên sân đấu”.
Li Na luôn có cảm xúc mãnh liệt trên sân đấu, điều chưa một tay vợt Trung Quốc nào có được
Ông Fabrice Chouquet, Đồng Giám đốc điều hành giải Wuhan Open, thì nói một cách rất “ngoại giao” rằng quần vợt Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển giao giữa 2 thế hệ: “Chúng tôi có những tay vợt số 1 và số 2 rất chắc chắn ở đây (ám chỉ Zhang và Peng) và đằng sau họ là một thế hệ trẻ trung đang thật sự đi lên”.
Trong khi đó, HLV McNamara nhận định học trò của ông, Wang, vẫn chỉ là “một phần của một vụ mùa mới", và vẫn chưa đạt được tiềm năng tuyệt đối của mình: “Cô gái của tôi vẫn chỉ còn là một cô bé. Cô ấy đã 25 tuổi, nhưng vẫn chỉ như là một tay vợt tuổi 20. Đó chính là vấn đề của các tay vợt Trung Quốc. Họ thường trưởng thành chậm”.
Theo HLV McNamara, Wang Qiang vẫn chỉ là "một cô bé"
Trong nhiều năm qua, quần vợt nữ Trung Quốc thường phát triển hơn quần vợt nam, chiến thắng của Wu ở giải trẻ đơn nam US Open được đánh giá là “dị thường”. Trong khi có đến 5 tay vợt nữ Trung Quốc nằm trong tốp 100 thế giới, tay vợt nam Trung Quốc có thứ hạng cao nhất là Wu Di, đang xếp hạng 220 ATP. HLV McNamara lý giải sự khác biệt này đó là do ảnh hưởng của chính sách sinh 1 con của Trung Quốc, nơi con trai luôn có giá trị hơn con gái: “Con trai luôn có được mọi thứ khá dễ dàng. Con gái thì không. Con gái, họ phải chiến đấu cật lực. Bạn có thể thấy sức mạnh tâm lý của họ trên sân đấu. Họ sẽ cải thiện bản thân mình không ngừng”.
Wu Yibing là hiện tượng "dị thường" của quần vợt Trung Quốc