Lại “lộn tùng phèo”

Status của một anh bạn trên Facebook viết thế này: Bóng đá Việt Nam ngày càng có nhiều chuyện lạ. Những chuyên gia bóng đá thì lại phát biểu trên báo các vấn đề chiến lược trong khi những vị lãnh đạo VFF lại sa đà vào các việc rất chuyên môn như sa thải HLV Miura hay không, đội tuyển thành công hay thất bại. Tóm lại, nếu chưa đến mức hỗn loạn thì bóng đá Việt Nam cũng đảo lộn mọi giá trị.

Status của một anh bạn trên Facebook viết thế này: Bóng đá Việt Nam ngày càng có nhiều chuyện lạ. Những chuyên gia bóng đá thì lại phát biểu trên báo các vấn đề chiến lược trong khi những vị lãnh đạo VFF lại sa đà vào các việc rất chuyên môn như sa thải HLV Miura hay không, đội tuyển thành công hay thất bại. Tóm lại, nếu chưa đến mức hỗn loạn thì bóng đá Việt Nam cũng đảo lộn mọi giá trị.

“Đỉnh cao” của cái sự “lộn tùng phèo” đó là việc Tổng cục TDTT dự định tổ chức hội thảo với chủ đề: “Làm sao để bóng đá Việt Nam phát triển mạnh hơn”. 

Ngay chính cái nội dung chủ đề đã thấy… lộn. Bóng đá Việt Nam có phát triển đâu mà giờ bàn chuyện “mạnh hơn”. 20 năm trước, chúng ta đã có HCB SEA Games và thua Thái Lan 0-4 trong trận chung kết. 20 năm sau, chỉ còn HCĐ và vẫn thua Thái Lan 0-3 ngay trên sân nhà. Không biết Thái Lan có phát triển hay không chứ Việt Nam chắc chắn là giậm chân tại chỗ. Vậy nên, cái cần bàn là chúng ta làm lại ra sao, tức là làm từ đầu chứ không phải là chuyện “phát triển mạnh hơn”.

Kiatisak, bìa trái, đã góp phần giúp HA.GL trở thành “dream team” trong những năm đầu thập niên 2000. Ảnh: Quốc Huy

Năm 2002, Kiatisak (trái) đã khởi đầu cho trào lưu cầu thủ Thái Lan sang Việt Nam thi đấu.

Kế đến, đặt câu hỏi “làm sao” là thừa thãi bởi tháng 3-2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt  “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”. Trong đó nêu rất cụ thể những việc phải làm cả trung lẫn dài hạn. Để có bản chiến lược đó, Tổng cục TDTT phải mất gần 3 năm lấy ý kiến trước khi trình cấp trên. Vậy thì tổ chức hội thảo để làm gì trong khi đã có sẵn một kế hoạch hành động do Chính phủ yêu cầu phải thi hành.

***
Đứng ở góc độ quản lý Nhà nước, việc của Tổng cục TDTT không phải tổ chức hội thảo (đây là chuyện của VFF) mà là phải tiến hành một đợt Tổng kiểm tra, thậm chí là Thanh tra toàn diện nền bóng đá, bắt đầu từ “cánh tay phải” VFF. Tại sao Chiến lược của Chính phủ ban hành 2 năm qua không ai thực hiện? Tại sao có những mục tiêu rất dễ dàng mà lại không ai chịu triển khai. Ví dụ: các cầu thủ U.21 phải đá tối thiểu 20 trận/mùa (hiện tối đa chỉ 10 trận tại giải U.21 báo Thanh Niên); Phải xây dựng ít nhất 3 trung tâm, học viện đào tạo bóng đá trẻ trực thuộc Tổng cục hoặc VFF; Phải lập thêm các quỹ phát triển bóng đá; Phải đưa môn futsal vào các bậc học như môn ngoại khóa, thực tế thì học sinh, sinh viên hầu như không có một giải bóng đá chính quy nào do ngành thể thao tổ chức.

Dù là cố tình hay vô ý quên, dù là do quan liêu hay khó khăn khách quan thì có một sự thật: Những gì Chính phủ yêu cầu phải làm thì đến nay, chẳng ai làm. Một sự việc nghiêm trọng đến như vậy thì cần phải truy xét trách nhiệm một cách rõ ràng chứ tổ chức hội thảo để làm gì khi chẳng ai chịu làm việc cả.

***
Chính cái sự “lộn tùng phèo” đó mới dẫn đến chuyện những chuyên gia lại đi bàn vấn đề chiến lược. Trong khi đó, mỗi khi đánh giá về công việc của mình, các quan chức VFF lại nhắc đến những thành tích kiểu như: vào VCK U.23 châu Á, HCĐ SEA Games 2015… nhưng chẳng ai chịu đánh giá các thành tích đó là tốt hay bình thường. Cần phải nhớ rằng, cho dù chúng ta từng vô địch AFF Cup 2008 thì không có nghĩa chúng ta là số 1 Đông Nam Á. Những danh hiệu có khi chỉ mang tính thời điểm, không nói lên được năng lực thật sự của nền bóng đá. Trong khi đó, liệu có ai nhớ sau các thất bại của đội tuyển hay U.23, có một cuộc họp chuyên môn nghiêm túc nào thực sự diễn ra hay chỉ là buổi họp nghe báo cáo từ ban huấn luyện và cuối cùng là một quyết định sa thải hoặc lá đơn xin nghỉ việc của HLV.

Một khi không nhìn vào thực chất, không phân tích kỹ lưỡng từng thất bại thì có tổ chức bao nhiêu cuộc hội thảo cũng vậy mà thôi. Hơn nữa, cũng chẳng ai rỗi công, rảnh việc để đóng góp ý kiến cho những người luôn có thái độ xem thường các yếu tố chuyên môn cả.

HỒ  VIỆT

In trangVề đầu trangIn trangVề đầu trangIn trangIn trangVề đầu trangIn trangVề đầu trangVề đầu trang

Các tin, bài viết khác

Tin cùng chuyên mục