Chúng ta biết Mourinho rất nể trọng Sir Alex Ferguson khi nói rằng ông không thể tưởng tượng nổi một HLV có thể gắn bó lâu đến như vậy với một CLB. Thế nhưng, thái độ với HLV Wenger thì lại khác mặc dù nhà cầm quân người Pháp ngồi cũng lâu đâu kém.
Sự khác biệt không quá khó thấy: Thành tích. Với Mourinho thì thành tích là quan trọng nhất. Đánh nhanh, thắng nhanh đã thành công thì quá giỏi, ngồi lâu mà thành công thì có lẽ chỉ có ông già người Scotland ở Man.United.
Thế nên, câu chuyện Arsenal ký thêm 2 năm với ông Wenger đa phần được nhìn dưới góc độ hài hước. Người ta không bất ngờ trước động thái này, nhưng không ai hiểu nổi vì sao nó lại được diễn ra. Xung quanh Arsenal là 5-6 đội bóng có tiềm lực như nhau nhưng hãy xem họ thay đổi qua từng mùa giải mạnh mẽ đến thế nào. Không phải đổi thay nào cũng tốt nhưng đa phần, đều đem lại các kết quả chấp nhận được. Xem ra, Arsenal giống như đang lạc lõng giữa một giải Ngoại hạng rất thời thượng.
Một mặt, đó có thể được xem là truyền thống, là “văn hóa Arsenal”, nhưng mặt khác người ta thấy nó lạc hậu bởi nó sẽ khiến cho mọi việc trở nên chậm đi rất nhiều. Ví dụ như việc chuyển nhượng, tại Arsenal hiện nay phải đợi xong ông Wenger rồi mới nói chuyện với Sanchez, Oezil, đơn giản vì HLV người Pháp luôn có tiếng nói cuối cùng trong công tác nhân sự. Trong khi đó, ở các đội bóng khác, HLV sẽ đưa bản danh sách cần thiết và CLB sẽ có những chuyên gia đi đàm phán, chủ yếu là thông qua hệ thống đại diện cầu thủ. Ông Wenger không thích các tay cò, ông ta tự mình làm hết và vì thế dẫn đến chuyện "trâu chậm uống nước đục".
Kế đến, các cầu thủ nổi tiếng hiện nay đến các đội bóng mới không hẳn là vì danh tiếng HLV mà họ sẽ đánh giá khả năng thu hút của CLB đối với những ngôi sao khác. Một đội bóng giàu có thì mới đủ sức trả lương cho cùng lúc nhiều ngôi sao, và như vậy, tham vọng cũng sẽ phải rất lớn, cơ hội tăng giá của cầu thủ cũng lớn thêm lên…
Sự khác biệt không quá khó thấy: Thành tích. Với Mourinho thì thành tích là quan trọng nhất. Đánh nhanh, thắng nhanh đã thành công thì quá giỏi, ngồi lâu mà thành công thì có lẽ chỉ có ông già người Scotland ở Man.United.
Thế nên, câu chuyện Arsenal ký thêm 2 năm với ông Wenger đa phần được nhìn dưới góc độ hài hước. Người ta không bất ngờ trước động thái này, nhưng không ai hiểu nổi vì sao nó lại được diễn ra. Xung quanh Arsenal là 5-6 đội bóng có tiềm lực như nhau nhưng hãy xem họ thay đổi qua từng mùa giải mạnh mẽ đến thế nào. Không phải đổi thay nào cũng tốt nhưng đa phần, đều đem lại các kết quả chấp nhận được. Xem ra, Arsenal giống như đang lạc lõng giữa một giải Ngoại hạng rất thời thượng.
Một mặt, đó có thể được xem là truyền thống, là “văn hóa Arsenal”, nhưng mặt khác người ta thấy nó lạc hậu bởi nó sẽ khiến cho mọi việc trở nên chậm đi rất nhiều. Ví dụ như việc chuyển nhượng, tại Arsenal hiện nay phải đợi xong ông Wenger rồi mới nói chuyện với Sanchez, Oezil, đơn giản vì HLV người Pháp luôn có tiếng nói cuối cùng trong công tác nhân sự. Trong khi đó, ở các đội bóng khác, HLV sẽ đưa bản danh sách cần thiết và CLB sẽ có những chuyên gia đi đàm phán, chủ yếu là thông qua hệ thống đại diện cầu thủ. Ông Wenger không thích các tay cò, ông ta tự mình làm hết và vì thế dẫn đến chuyện "trâu chậm uống nước đục".
Kế đến, các cầu thủ nổi tiếng hiện nay đến các đội bóng mới không hẳn là vì danh tiếng HLV mà họ sẽ đánh giá khả năng thu hút của CLB đối với những ngôi sao khác. Một đội bóng giàu có thì mới đủ sức trả lương cho cùng lúc nhiều ngôi sao, và như vậy, tham vọng cũng sẽ phải rất lớn, cơ hội tăng giá của cầu thủ cũng lớn thêm lên…