Không có cơ hội để đàm phán

Ở một số nơi như Sài Gòn XT, Hà Nội T&T, Kiên Giang, SLNA… giữa lãnh đội với cầu thủ còn có thể tiếp tục điều đình, thương thảo để tính chuyện tồn tại lâu dài trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Nhưng ở nhiều nơi khác, mọi chuyện kết thúc chóng vánh bằng những phi vụ chuyển giao hoặc giải tán. Cả thầy lẫn trò ở nhiều CLB không được chút hy vọng níu kéo nào, dù chỉ một buổi họp để tất cả cùng thương lượng, ít ra là họ có thể giữ được mảnh đất mà mình đang “canh tác”.
Không có cơ hội để đàm phán

Ở một số nơi như Sài Gòn XT, Hà Nội T&T, Kiên Giang, SLNA… giữa lãnh đội với cầu thủ còn có thể tiếp tục điều đình, thương thảo để tính chuyện tồn tại lâu dài trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Nhưng ở nhiều nơi khác, mọi chuyện kết thúc chóng vánh bằng những phi vụ chuyển giao hoặc giải tán. Cả thầy lẫn trò ở nhiều CLB không được chút hy vọng níu kéo nào, dù chỉ một buổi họp để tất cả cùng thương lượng, ít ra là họ có thể giữ được mảnh đất mà mình đang “canh tác”.

Đội bóng bị giải thể, cầu thủ là người bị thiệt thòi nhiều nhất.Ảnh: Hoàng Hùng

Đội bóng bị giải thể, cầu thủ là người bị thiệt thòi nhiều nhất.Ảnh: Hoàng Hùng

Navibank SG dừng cuộc chơi bằng chuyện chuyển giao, nhưng ngay cả các cầu thủ ít có ai nhận được khoản lương, thưởng còn nợ trước đó khi chuyển sang đội bóng khác. Họ như mất trắng, thậm chí phải đền bù ngược lại nếu tự tìm được đội bóng. Trong cuộc tìm việc mưu sinh, chỉ có cầu thủ là thiệt hại và thậm chí bản thân nhiều người còn bị đổ lỗi như “tội đồ” tạo nên cơn sốt về giá chuyển nhượng trước đó.

Chuyện Navibank SG dừng cuộc chơi từng được người trong cuộc tiên liệu từ khi V-League 2012 còn chưa kết thúc. Chuyện nợ lương, thưởng kéo dài hàng mấy tháng là dấu hiệu cho một cuộc ra đi. Khi ấy, nhiều nhà môi giới qua một số kênh khác nhau đã tiếp xúc, tìm hiểu quy chế trong việc “cầu thủ có thể tự chuyển đội khi đội bóng giải thể hay không?”. Mắc xích nằm ở chuyện ấy, khi mà CLB giải thể, cầu thủ đã trở thành một món hàng trong phi vụ mua-bán mà bản thân họ không còn quyền tự quyết.

Trường hợp những cầu thủ còn vướng hợp đồng, nhưng không muốn về với đội bóng mới thì phải tự đi tìm đội, khi được chấp thuận phải quay lại đền bù ngược lại cho nơi tiếp nhận. Những cầu thủ đã hết hợp đồng mà không lọt vào “tầm ngắm” của đối tác tiếp nhận coi như thất nghiệp và cũng chẳng biết nơi nào sẽ bảo đảm sự rủi ro trên.

Không riêng trường hợp của Navibank SG mà kể cả ở Khánh Hòa cũng vậy, các lao động chính (cầu thủ) hoàn toàn bị động trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển giao. Dù muốn dù không, họ cũng chỉ có hai lựa chọn là đi về với đội bóng mới hay tự thanh lý hợp đồng bằng những khoản tiền đền bù. Nếu hỏi các cầu thủ trên họ có chịu giảm thu nhập để đội bóng tồn tại hay không? Hẳn nhiên sẽ được những cái gật đầu. Bởi dù sao thì giá trị của họ, niềm kiêu hãnh khi được khoác áo Khánh Hòa, Navibank SG… vẫn còn giá trị, bản sắc của cá nhân hơn là lâm vào cảnh bị động, mặc cảm khi đối diện với các đồng nghiệp khác.

Quốc Huy

Tin cùng chuyên mục