Khởi đầu như mơ

1. Việc công bố nhà tài trợ của V-League diễn ra trước ngay khai mạc giải đến 2 tháng đã cho thấy VPF muốn thực hiện “cuộc cách mạng” về công tác tổ chức. Đấy chính là lời tuyên bố: Chúng tôi đã sẵn sàng, còn các bạn thì sao? “Các bạn” ở đây có nghĩa là những CLB tham gia V-League vốn vẫn thường có thói quen “nước đến chân mới nhảy”.

1. Việc công bố nhà tài trợ của V-League diễn ra trước ngay khai mạc giải đến 2 tháng đã cho thấy VPF muốn thực hiện “cuộc cách mạng” về công tác tổ chức. Đấy chính là lời tuyên bố: Chúng tôi đã sẵn sàng, còn các bạn thì sao? “Các bạn” ở đây có nghĩa là những CLB tham gia V-League vốn vẫn thường có thói quen “nước đến chân mới nhảy”.

Khởi đầu như mơ ảnh 1

Nhà tài trợ Toyota tiếp tục đồng hành cùng V-League 2016. Ảnh: Nhật Anh

Thật ra, Toyota là nhà tài trợ cũ, nhưng có thể bản hợp đồng thì mới. Ngoài việc tăng thêm số tiền tài trợ, việc công bố sớm còn để khẳng định V-League chưa "mất giá". Sự hồ hởi của “người khổng lồ” đến từ Nhật Bản là minh chứng. Nó tạo tiền đề cho công tác tìm tiền của VPF được triển khai suôn sẻ và mau lẹ hơn. Nó cũng gây áp lực không nhỏ lên các CLB bởi một khi công ty Tổng đã về đích sớm thì không lẽ các công ty Con lại không hoàn thành chỉ tiêu.

2. Xét về công việc, VPF có những tiến bộ không thể phủ nhận, đặc biệt là chuyện kiếm tiền. Tuy nhiên, VPF có làm tốt đến mấy nhưng các CLB vẫn cứ trì trệ thì mọi chuyện sẽ chẳng đi đến đâu.

Chúng ta hãy thử hình dung: Nếu các CLB dự V-League đều có sẵn vốn pháp định là 35 tỷ đồng, 14 CLB sẽ là gần 500 tỷ đồng. Đem giao hết số tiền này cho VPF quản lý hay đầu tư, phần lãi hàng năm cũng có thể lên đến 20 tỷ đồng, tức là dư sức chi cho hoạt động thi đấu. Khi đó, toàn bộ doanh thu đến từ tài trợ, quảng cáo sẽ được chia lại cho các CLB vào cuối mùa giải, tức là kiểu gì thì các CLB cũng có lợi nhuận đến từ bóng đá mà vốn thì vẫn còn đó.

Trên lý thuyết, điều này cần phải được thực hiện. Căn cứ vào quy chế chuyên nghiệp, số tiền 35 tỷ/mùa/CLB lẽ ra cần phải có sẵn trong tài khoản chứ không phải chỉ khai báo cho có rồi sau đó, vừa đá vừa chạy tiền. Ở các nền bóng đá chuyên nghiệp, trước khi được thăng hạng, việc đầu tiên mà các CLB phải đáp ứng tình trạng tài chính. Không có sẵn tiền, xin mời nghỉ chơi bởi chẳng ai dám bảo đảm cho anh lên đá để rồi một ngày đẹp trời anh tuyên bố phá sản.

Nhưng tại Việt Nam, điều này không được thực hiện nghiêm túc. Ngay cả việc đóng tiền niêm liễm mà còn có chuyện chây lì.

3. Phân tích như vậy để thấy, công việc của VPF có lẽ sẽ dễ dàng hơn nhiều và bóng đá Việt Nam cũng dễ tạo được sự chuyển mình mạnh mẽ nếu từ các CLB có ý thức tốt hơn về chuyên nghiệp. Thay vì vậy, nhiều CLB đến kỳ tổng kết quay sang tố ngược VPF đã không làm ra tiền dù họ quên mất, cả một mùa bóng nếu không có tiền thì làm sao giải đi đến nơi, về đến chốn. Không thể chờ đợi VPF sinh sôi nẩy nở đồng tiền nếu như kiếm được bao nhiêu thì phải chi ngay bấy nhiêu trong khi VPF hoàn toàn có thể đầu tư sinh lợi nếu có vốn đóng góp từ những “công ty con” của mình.

Vậy nên, việc ký sớm được với Toyota cho thấy VPF đã hoàn thành trách nhiệm của mình và còn có thể làm tốt hơn mùa trước trong việc kiếm tiền. Nhưng cũng phải thấy tiếc cho VPF khi lẽ ra, họ còn làm được tốt hơn thế thay vì chỉ mới đóng vai của một đơn vị tổ chức sự kiện thay vì là một công ty có giá trị ngàn tỷ đồng mang thương hiệu duy nhất tầm vóc quốc tế, với cả ngàn người lao động và một thị trường hơn triệu người tiêu dùng.

HỒ  VIỆT

Tin cùng chuyên mục