“Phù thủy Hiddink”của Việt Nam
Báo chí ở Hàn Quốc quê hương ông Park Hang-seo đã nhanh chóng liên hệ đến hình ảnh của “Phù thủy Guus Hiddink” trong kỳ tích hạng 4 World Cup 2002, khi nói về chiến công của U.23 Việt Nam. Không chỉ vì ông Park Hang-seo là trợ lý của HLV Hiddink thời điểm đó, mà còn vì hành trình đến vinh quang của U.23 Việt Nam như một bản sao của “kỳ tích châu Á” 16 năm trước.
Gọi ông là “Phù thủy” quả không sai. Có 3 lý do:
Thứ nhất, đó là năng lực “đọc” trận đấu - yếu tố then chốt để tạo ra thành tích thi đấu. Gần như 100% những lần thay người trong các trận đấu của U.23 Việt Nam đều đạt hiệu quả tối đa. Đó là sự có mặt của tiền vệ Phan Văn Đức trong trận đấu với Syria để tìm 1 điểm giành quyền vào tứ kết. Đó là việc tăng cường cùng lúc 2 tiền đạo Đức Chinh và Văn Toàn ở trận thắng Iraq, là sự xuất hiện của tiền vệ cánh Nguyễn Phong Hồng Duy trong trận bán kết với Qatar. Những cầu thủ vào thay đều tạo ra điểm mới về chiến thuật và xoay chuyển cục diện một cách nhanh chóng, dù đó chỉ là lần đầu tiên họ ra sân.
Thứ hai là thuật dùng người. Những cái tên như hậu vệ Thành Chung, Xuân Mạnh hay tiền vệ Văn Đức chỉ được bổ sung trước giờ lên đường sang Trung Quốc và đều do các chuyên gia trong nước tiến cử. Đã là bổ sung, thường khó có cơ hội ra sân, thế nhưng chỉ trong 2 tuần tập luyện ít ỏi, HLV Park Hang-seo vẫn nhìn ra được các tố chất cần thiết cho lối chơi mà ông áp dụng. Vì lẽ đó, U.23 Việt Nam là đội bóng duy nhất tại giải không có sự chênh lệch giữa đội hình chính và dự bị.
Thứ ba, quan trọng nhất, chính là cách mà HLV người Hàn Quốc đã thay đổi hoàn toàn tinh thần thi đấu của các cầu thủ. Chưa bao giờ một đội tuyển bóng đá của chúng ta chơi bóng với tư thế tuyệt vời đến vậy. Đa số các trận đấu, chúng ta đều là đội yếu thế hơn nhưng các cầu thủ phòng ngự không rối loạn. Khi cần phá bóng thì dứt khoát và khi có thể tấn công thì tổ chức bài bản, mạch lạc, hiệu quả. Trên hết là tinh thần “bất khuất”. Từ trước đến nay, mỗi khi bị dẫn bàn, các đội tuyển Việt Nam thường rơi vào trạng thái bế tắc đến cùng quẫn. Thế nhưng trên đất Trung Quốc, trong cả 3 trận “knock-out:, phần lớn bị đối thủ dẫn trước, chúng ta đều kịp gỡ hòa. Nếu bàn thắng của Uzbekistan không ghi ở những giây cuối cùng trận chung kết, có khi mọi chuyện sẽ khác….
Nhưng hãy gọi ông là “Người thắp lửa”
Bởi danh xưng “Phù thủy” là từ chỉ người “biến không thành có”, mang tính chất thần bí, có tính chất nhất thời, còn đội bóng dưới tay của HLV Park Hang-seo lại hoàn toàn không phải như vậy. Cũng tập thể tài năng đó đã “tấn công mãi mà không thể ghi bàn” vào lưới Indonesia để rồi để thua Thái Lan ở SEA Games 29. Ngược lại dưới tay ông Park Hang-seo, mỗi pha tấn công là một đòn đánh mang tính “sát thương” cực cao. U.23 Việt Nam có thể là đội sút ít nhất tại giải nhưng tỷ lệ chuyển hóa cơ hội thành bàn cao nhất. Để làm được điều đó, dứt khoát phải có bản lĩnh và sự tự tin cao về mặt chiến thuật.
Vị HLV người Hàn Quốc biến những cầu thủ được dự đoán là chỉ có thể chạy tối đa 60, 70 phút mỗi trận thành những siêu nhân, có thể cày ải với cường độ cao trong hơn 120 phút ở 3 trận đấu liên tiếp. U.23 Việt Nam là đội bóng có tuổi bình quân trẻ thứ 2 (sau Qatar) nhưng lại thi đấu với cường độ cao nhất giải. Nếu tính luôn 120 phút của trận chung kết, U.23 Việt Nam đã đá đến 7 trận (nếu tính 90 phút/trận) trong vòng 17 ngày, tức là hơn 2 ngày, đá 1 trận.
Điểm mấu chốt nằm ở sự thay đổi tư duy chơi bóng. HLV Park Hang-seo không yêu cầu những bài tập thể lực cường độ cao, dễ tạo ra các chấn thương trước ngày thi đấu. Ông tăng sức bền cho các cầu thủ bằng phương pháp trị liệu và những bài tập gym. Ông giúp các cầu thủ tiết kiệm sức lực bằng cách mà “ai cũng biết nhưng không ai làm”, đó là chơi bóng khoa học nhất có thể: giữ cự ly, nghiêng đội hình, lùi về vị trí khi mất bóng, chuyền nhanh khi có bóng... Đó chỉ là những điều cơ bản trong bóng đá, ai cũng biết nhưng cái hay của ông Park Hang-seo là làm cho các cầu thủ thực sự tin vào những chi tiết tưởng chừng là giáo khoa ấy.
Khi cầu thủ tự mình tư duy cách chơi bóng, việc cuối cùng của “Phù thủy” Park Hang-seo là những gì mà ông làm bên ngoài đường biên: Đọc trận đấu để thay người và dùng biểu cảm của cơ thể để truyền cảm hứng chơi bóng cho các cầu thủ.
Vì thế, hãy gọi ông là “Người thắp lửa”, khai phá những phẩm chất tốt nhất của cầu thủ Việt Nam.
Báo chí ở Hàn Quốc quê hương ông Park Hang-seo đã nhanh chóng liên hệ đến hình ảnh của “Phù thủy Guus Hiddink” trong kỳ tích hạng 4 World Cup 2002, khi nói về chiến công của U.23 Việt Nam. Không chỉ vì ông Park Hang-seo là trợ lý của HLV Hiddink thời điểm đó, mà còn vì hành trình đến vinh quang của U.23 Việt Nam như một bản sao của “kỳ tích châu Á” 16 năm trước.
Gọi ông là “Phù thủy” quả không sai. Có 3 lý do:
Thứ nhất, đó là năng lực “đọc” trận đấu - yếu tố then chốt để tạo ra thành tích thi đấu. Gần như 100% những lần thay người trong các trận đấu của U.23 Việt Nam đều đạt hiệu quả tối đa. Đó là sự có mặt của tiền vệ Phan Văn Đức trong trận đấu với Syria để tìm 1 điểm giành quyền vào tứ kết. Đó là việc tăng cường cùng lúc 2 tiền đạo Đức Chinh và Văn Toàn ở trận thắng Iraq, là sự xuất hiện của tiền vệ cánh Nguyễn Phong Hồng Duy trong trận bán kết với Qatar. Những cầu thủ vào thay đều tạo ra điểm mới về chiến thuật và xoay chuyển cục diện một cách nhanh chóng, dù đó chỉ là lần đầu tiên họ ra sân.
Thứ hai là thuật dùng người. Những cái tên như hậu vệ Thành Chung, Xuân Mạnh hay tiền vệ Văn Đức chỉ được bổ sung trước giờ lên đường sang Trung Quốc và đều do các chuyên gia trong nước tiến cử. Đã là bổ sung, thường khó có cơ hội ra sân, thế nhưng chỉ trong 2 tuần tập luyện ít ỏi, HLV Park Hang-seo vẫn nhìn ra được các tố chất cần thiết cho lối chơi mà ông áp dụng. Vì lẽ đó, U.23 Việt Nam là đội bóng duy nhất tại giải không có sự chênh lệch giữa đội hình chính và dự bị.
Thứ ba, quan trọng nhất, chính là cách mà HLV người Hàn Quốc đã thay đổi hoàn toàn tinh thần thi đấu của các cầu thủ. Chưa bao giờ một đội tuyển bóng đá của chúng ta chơi bóng với tư thế tuyệt vời đến vậy. Đa số các trận đấu, chúng ta đều là đội yếu thế hơn nhưng các cầu thủ phòng ngự không rối loạn. Khi cần phá bóng thì dứt khoát và khi có thể tấn công thì tổ chức bài bản, mạch lạc, hiệu quả. Trên hết là tinh thần “bất khuất”. Từ trước đến nay, mỗi khi bị dẫn bàn, các đội tuyển Việt Nam thường rơi vào trạng thái bế tắc đến cùng quẫn. Thế nhưng trên đất Trung Quốc, trong cả 3 trận “knock-out:, phần lớn bị đối thủ dẫn trước, chúng ta đều kịp gỡ hòa. Nếu bàn thắng của Uzbekistan không ghi ở những giây cuối cùng trận chung kết, có khi mọi chuyện sẽ khác….
Nhưng hãy gọi ông là “Người thắp lửa”
Bởi danh xưng “Phù thủy” là từ chỉ người “biến không thành có”, mang tính chất thần bí, có tính chất nhất thời, còn đội bóng dưới tay của HLV Park Hang-seo lại hoàn toàn không phải như vậy. Cũng tập thể tài năng đó đã “tấn công mãi mà không thể ghi bàn” vào lưới Indonesia để rồi để thua Thái Lan ở SEA Games 29. Ngược lại dưới tay ông Park Hang-seo, mỗi pha tấn công là một đòn đánh mang tính “sát thương” cực cao. U.23 Việt Nam có thể là đội sút ít nhất tại giải nhưng tỷ lệ chuyển hóa cơ hội thành bàn cao nhất. Để làm được điều đó, dứt khoát phải có bản lĩnh và sự tự tin cao về mặt chiến thuật.
Vị HLV người Hàn Quốc biến những cầu thủ được dự đoán là chỉ có thể chạy tối đa 60, 70 phút mỗi trận thành những siêu nhân, có thể cày ải với cường độ cao trong hơn 120 phút ở 3 trận đấu liên tiếp. U.23 Việt Nam là đội bóng có tuổi bình quân trẻ thứ 2 (sau Qatar) nhưng lại thi đấu với cường độ cao nhất giải. Nếu tính luôn 120 phút của trận chung kết, U.23 Việt Nam đã đá đến 7 trận (nếu tính 90 phút/trận) trong vòng 17 ngày, tức là hơn 2 ngày, đá 1 trận.
Điểm mấu chốt nằm ở sự thay đổi tư duy chơi bóng. HLV Park Hang-seo không yêu cầu những bài tập thể lực cường độ cao, dễ tạo ra các chấn thương trước ngày thi đấu. Ông tăng sức bền cho các cầu thủ bằng phương pháp trị liệu và những bài tập gym. Ông giúp các cầu thủ tiết kiệm sức lực bằng cách mà “ai cũng biết nhưng không ai làm”, đó là chơi bóng khoa học nhất có thể: giữ cự ly, nghiêng đội hình, lùi về vị trí khi mất bóng, chuyền nhanh khi có bóng... Đó chỉ là những điều cơ bản trong bóng đá, ai cũng biết nhưng cái hay của ông Park Hang-seo là làm cho các cầu thủ thực sự tin vào những chi tiết tưởng chừng là giáo khoa ấy.
Khi cầu thủ tự mình tư duy cách chơi bóng, việc cuối cùng của “Phù thủy” Park Hang-seo là những gì mà ông làm bên ngoài đường biên: Đọc trận đấu để thay người và dùng biểu cảm của cơ thể để truyền cảm hứng chơi bóng cho các cầu thủ.
Vì thế, hãy gọi ông là “Người thắp lửa”, khai phá những phẩm chất tốt nhất của cầu thủ Việt Nam.
“Tôi đã nghe một số người phê phán rằng Việt Nam gặp may mắn. May mắn có thể đến một, hai lần, nhưng chúng ta đã vào đến chung kết. Họ không nên nghĩ chúng tôi gặp may. Với tư cách HLV trưởng, tôi không thể nói chúng ta đã lên đẳng cấp cao, nhưng kết quả hôm nay không phải là ngẫu nhiên, mà là nỗ lực và mồ hôi của cầu thủ. Dù vậy, để vươn đến đỉnh cao vẫn cần thêm thời gian. Sau giải này, sự mong đợi của người dân sẽ cao hơn, châu Á sẽ đánh giá chúng ta hoàn toàn khác. Đây là thời điểm mà tôi, VFF và tất cả những người làm bóng đá đều cố gắng hơn gấp đôi so với trước. - HLV Park Hang-seo