Hãy nghĩ xa hơn

Nước chủ nhà của kỳ SEA Games 28 - Singapore – dọa sẽ loại một số môn thuộc hệ thống thi đấu của Olympic khỏi đại hội diễn ra trong 2 năm nữa, gồm bóng chuyền, cử tạ và vật (cổ điển, tự do). Lập tức, họ vấp ngay phải sự phản ứng gay gắt của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Thái Lan.

Nước chủ nhà của kỳ SEA Games 28 - Singapore – dọa sẽ loại một số môn thuộc hệ thống thi đấu của Olympic khỏi đại hội diễn ra trong 2 năm nữa, gồm bóng chuyền, cử tạ và vật (cổ điển, tự do). Lập tức, họ vấp ngay phải sự phản ứng gay gắt của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Thái Lan.

SEA Games 28 tại Singapore, nếu không có môn cử tạ là điều hết sức phi lý. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

SEA Games 28 tại Singapore, nếu không có môn cử tạ là điều hết sức phi lý. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Việt Nam, ông Lâm Quang Thành cho biết sẽ thuyết phục Hội đồng thể thao Đông Nam Á xem xét lại vấn đề này ở kỳ họp diễn ra gần nhất trong năm 2014, chủ yếu đề nghị Singapore giữ lại 2 môn vật và cử tạ.

Tương tự, Ủy ban Olympic Thái Lan cũng cho rằng việc loại 3 môn này khỏi chương trình thi đấu sẽ khiến SEA Games 28 trở thành “không giống ai”. Một đại diện của ngành thể thao Thái Lan khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ đến cùng nhóm môn nằm trong hệ thống Olympic, bằng cách này hay cách khác.

Việc nước chủ nhà Myanmar loại bỏ quần vợt, thể dục dụng cụ, nhảy cầu, bóng chuyền bãi biển, đấu kiếm đã là điều không thể chấp nhận được. Nay, đến lượt Singapore tuyên bố sẽ loại tiếp các môn trọng điểm của một kỳ đại hội khu vực sẽ tiếp tục khiến thể thao khu vực rơi vào tình trạng bất ổn, khó tìm được lối ra.

Nói như một chuyên gia đầu ngành thể thao ở Việt Nam, vì SEA Games đang dần trở nên vô vị, chất lượng tranh tài chỉ nên dành cho VĐV trẻ, thì cũng chẳng cần phải bức xúc trước tuyên bố của nước chủ nhà kỳ đại hội tiếp theo. Đích ngắm của thể thao Việt Nam nên tập trung cho Asian Games, Olympic hay những sân chơi giúp khẳng định được thương hiệu và hình ảnh của một nền thể thao, chứ không phải chạy đua đầu tư dàn trải cho quá nhiều đấu trường cấp thấp để mưu cầu thành tích.

Có thể Việt Nam xếp hạng 3 Đông Nam Á, nhưng hãy thử soi rọi chính mình ở đấu trường Asian Games gần nhất (năm 2010), chúng ta chỉ đứng hạng 24/35 quốc gia tham dự với vỏn vẹn 1 chiếc HCV. Quá thấp so với vị thế của Thái Lan (hạng 9 với 11 HCV), Malaysia (hạng 10 với 9 HCV), Indonesia (hạng 14, 4 HCV) và Singapore (hạng 15 với 4 HCV). Thậm chí, ở kỳ đại hội đó, Việt Nam còn xếp sau Philippines (3 HCV) và Myanmar (2 HCV).

Nguồn nhân lực của thể thao Việt Nam không thua kém bạn bè trong khu vực, vấn đề là giải pháp quy hoạch và đầu tư so ra chưa kín kẽ và tập trung được như họ, nên mới hụt hơi trong cuộc chạy đua thành tích. Nếu nghiêm túc chọn lựa đấu trường quan trọng đầu tư, chắc chắn Việt Nam sẽ tìm được vị trí xứng đáng ở làng thể thao châu Á, không cần phải mải miết tìm kiếm chút hư danh ở “ao làng” SEA Games nữa…

LÊ HÙNG

Tin cùng chuyên mục