Hai ông bầu, một con đường

Đầu mùa giải năm ngoái, bầu Trường của Ninh Bình suýt nữa đã bỏ đội bóng. Cuối mùa, là chiếc cúp quốc gia, danh hiệu đầu tiên sau 7 năm làm bóng đá của ông bầu đất cố đô. Từ đó không thấy bầu Trường nói về chuyện bỏ bóng đá nữa.

Đầu mùa giải năm ngoái, bầu Trường của Ninh Bình suýt nữa đã bỏ đội bóng. Cuối mùa, là chiếc cúp quốc gia, danh hiệu đầu tiên sau 7 năm làm bóng đá của ông bầu đất cố đô. Từ đó không thấy bầu Trường nói về chuyện bỏ bóng đá nữa.

Hôm nay, đội bóng của bầu Trường đang đứng trước cơ hội có thêm một chiếc cúp nữa, điều mà về lý thuyết sẽ có thể giữ bầu Trường ở lại với bóng đá lâu hơn. Đội bóng của bầu Trường buộc phải vượt qua HN T&T, đội bóng của bầu Hiển, người mà dường như chính bầu Trường đang cố gắng để thành công trong lĩnh vực đầu tư bóng đá.

Giữa bầu Hiển và bầu Trường có cùng một điểm chung, đó là phải thành công ở những nơi khó làm bóng đá nhất. Nếu bầu Hiển vẫn chưa thuyết phục được người hâm mộ Hà thành yêu mến nhiều hơn đội HN T&T thì với bầu Trường, làm sao đến Ninh Bình trở thành “đất bóng đá” vẫn là một chặng đường còn gian nan. Ở cả Hà Nội lẫn Ninh Bình, thành công cũng chưa chắc đã khiến bóng đá trở thành sự quan tâm lớn lao của người hâm mộ. Vì thế, họ lại càng phải kiên trì.

Tương đối lặng lẽ nhưng có vẻ như, bầu Trường sẽ ở lại với bóng đá lâu hơn người ta nghĩ. Chiếc Cúp quốc gia mùa trước đã phần nào thay đổi tư duy của ông bầu này. Bằng chứng là Nguyễn Văn Sỹ vẫn được tin tưởng. Hành động từ chối lên tuyển dự SEA Games để ở nhà chuẩn chị cho CLB của HLV trẻ này cho thấy Ninh Bình thực sự muốn có một thành công tại V-League 2014.

Chặng đường phía trước ra sao thì chưa biết nhưng bóng đá Việt Nam sẽ tiếp tục giữ được một ông bầu ở lại, đấy cũng là tin đáng mừng.

Trong bóng đá Việt Nam, bầu Trường giống bầu Hiển ở một điểm: nói ít. So với một vài ông bầu “thích nói” khác, có vẻ như cách làm bóng đá của bầu Hiển đã thay đổi nhiều thứ ở bầu Trường. Xét ở góc độ đóng góp cho nền bóng đá, con đường của 2 ông bầu này đang đi, mang nhiều giá trị lâu dài.

Hãy nhìn xem: cách Ninh Bình đâu xa là Hải Phòng với “mỗi mùa một chuyện”. Từ một nền bóng đá truyền thống lâu đời, Hải Phòng giờ đây chỉ là “quân vay, tướng mượn”. Những con người tốt nhất của Hải Phòng, Nam Định hình như đang tụ hội tại Ninh Bình. Rõ ràng, sự có mặt của bầu Trường đã khẳng định vai trò của các ông bầu trong bóng đá.

Cái giống nhau của 2 ông bầu này, chính là đam mê chinh phục. Nếu bầu Thắng nghĩ đến chuyện bỏ ĐTLA và đang làm kinh doanh nhiều hơn bóng đá. Nếu bầu Đức đang “đầu tư ngoài nghành” với Học viện HAGL thì những người như bầu Hiển, bầu Trường lại miệt mài tìm kiếm những thành công tại các đấu trường nội địa. Không nói quá nhiều đến những điều to tát, với họ chính danh hiệu sẽ quyết định những gì họ sẽ làm. Như vậy, nó thực chất hơn, gần gũi hơn.

Cũng như những ngày này, bầu Đức có lẽ chỉ nói về U19, bầu Thắng thì… chẳng nói cái gì về ĐTLA thì bầu Hiển và bầu Trường lại rung đùi ngồi xem đá trận Siêu Cúp, thứ thú vui tuy đơn giản nhưng sẽ giúp nhiều cho bóng đá Việt Nam.

Đăng Linh

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Dù chịu sự thống trị của Man. City, Premier League vẫn bùng nổ ở châu Á

Dù chịu sự thống trị của Man. City, Premier League vẫn bùng nổ ở châu Á

Có những lo ngại ở Anh về việc liệu sự thống trị ngày càng tăng của Man. City có làm giảm sức hấp dẫn phổ biến và thương mại của Premier League hay không. Việc một đội bóng giành được 5 chức vô địch trong 6 mùa gần nhất tưởng sẽ đưa Premier League vào lối mòn của Bundesliga hay Ligue 1, nhưng thực tế là không làm giảm sự quan tâm khi mức độ phổ biến của giải đấu hàng đầu nước Anh vượt xa các đối thủ cạnh tranh

Bóng đá trong nước

SLNA - CLB TPHCM: Chiến thắng để an toàn (18 giờ, ngày 6-6)

Đánh bại Đà Nẵng ở trận “chung kết ngược” để tạm thoát khỏi vị trí cuối bảng, song CLB TPHCM vẫn chưa thể an toàn vì khoảng cách nhiều hơn 2 điểm có thể bị san lấp bất cứ lúc nào. Điều này càng có cơ sở khi thầy trò Vũ Tiến Thành còn quá nhiều vấn đề tại hàng thủ, và vòng kế tiếp phải gặp chủ nhà SLNA đang “khát” 3 điểm để chặn đà rơi tự do.

Bóng đá quốc tế

Quần vợt

Roland Garros: Ons Jabeur lọt vào tứ kết lần đầu, sẽ đấu với người phụ nữ Brazil đầu tiên lọt vào TK từ năm 1968

Trong bản lý lịch rất ấn tượng suốt thời gian vừa qua của Ons Jabeur - tay vợt nữ xứ Ả rập và Bắc Phi liên tục làm nên lịch sử, cô vẫn đang “để trống thành tích thi đấu” ở Roland Garros - French Open. Hôm nay, cô gái 28 tuổi người Tunisia có thể tự hào hô lên rằng: “Cuối cùng, tôi cũng đã giành vé lọt vào tứ kết tại kỳ giải Grand Slam trên mặt sân đất nện tại Paris”.