Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT – ông Trần Đức Phấn khẳng định “việc lấy mẫu kiểm tra doping là công tác luôn thực hiện tại các kỳ Đại hội thể thao toàn quốc trước đây và kỳ tổ chức năm nay có thực hiện. Việc lấy mẫu sẽ diễn ra trong thời gian Đại hội thể thao toàn quốc tranh tài và lấy ngẫu nhiên trong môn thể thao với VĐV ngẫu nhiên”.
Qua tìm hiểu, con số mẫu dự kiến lên kế hoạch để lấy kiểm tra tại Đại hội thể thao toàn quốc năm nay là hơn 30. Ở các kỳ Đại hội thể thao 2010, 2014, 2018 thì việc lấy mẫu kiểm tra doping là có và chỉ trong khoảng 30 mẫu. Số lượng cụ thể lấy bao nhiêu phẫu còn phụ thuộc vào kinh phí thực hiện bởi sau khi mẫu thử được lấy, Ban tổ chức Đại hội thể thao toàn quốc sẽ gởi tới phòng xét nghiệm tiêu chuẩn của tổ chức phòng chống doping quốc tế WADA bên ngoài Việt Nam để làm công tác phân tích. Chi phí cho 1 mẫu xét nghiệm là đáng kể nên do kinh phí có hạn, ngành thể thao phải cân nhắc số lượng mẫu thử sẽ kiểm tra.
Trong các kỳ Đại hội thể thao thì gần nhất vào năm 2010 tổ chức tại Đà Nẵng, sau khi lấy mẫu kiểm tra doping, Ban tổ chức đã phát hiện có trường hợp VĐV dính chất cấm ở môn vật tự do nữ.
Đại hội thể thao toàn quốc lần 9-2022 sẽ tranh tài các môn gồm điền kinh, bơi, nhảy cầu, lặn, TDDC, thể dục nghệ thuật, thể dục aerobic, rowing, canoeing, bóng đá nam, bóng đá nữ, bóng đá trong nhà nam (futsal), vật, bắn súng, bắn cung, cử tạ, judo, taekwondo, karate, wushu, boxing, kickboxing, đấu kiếm, cầu lông, cầu mây, quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, xe đạp, bóng bàn, billiards&snooker, golf, bi sắt, kurash, vovinam, cờ vua, cờ tướng, pencak silat, muay, thể hình, dancesports, jujitsu, bowling, 3 môn phối hợp (triathlon), lân-sư-rồng, đấ cầu, võ cổ truyền, đẩy gậy, kéo co. Tổng số nội dung thi đấu là 941.
Lễ khai mạc của Đại hội diễn ra ngày 9-12 và Lễ bế mạc là ngày 21-12.