Với bóng đá Việt Nam, có lẽ đây là cuộc chia tay để lại nhiều tiếc nuối, nhưng nó cũng giúp cho những người làm bóng đá quen hơn với sự “lạnh lùng” của bóng đá chuyên nghiệp.
Năm 2007, HAGL gây choáng với người hâm mộ khi đặt bút ký kết hợp tác với câu lạc bộ danh tiếng Arsenal. Chưa cần biết đến những nội dung hợp tác, chỉ riêng việc Arsenal xuất hiện đã là chuyện như mơ ở thời điểm đó. Tốn kém, được mất chưa tính tới, nhưng bầu Đức khi đó đã đem lại cho bóng đá Việt Nam một cơ hội để mở ra chặng đường mới: phát triển chuyên nghiệp hơn. Lẽ đương nhiên là cái được của doanh nghiệp bầu Đức lớn hơn nhiều, cơ hội mở rộng kinh doanh xuất hiện ngày càng dày đặc, giá trị doanh nghiệp tăng chóng mặt… Với người hâm mộ, ai cũng sướng rơn khi nhìn thấy dòng quảng cáo điện tử Hoàng Anh Việt Nam trên sân Amirates lừng lẫy của Arsenal. Đến sau này, một doanh nghiệp khác của Việt Nam đã cố gắng xuất hiện ở bảng quảng cáo tương tự nhưng không còn hiệu ứng như trước. HAGL đã đi trước và gần như đã hưởng hết những kết quả mà họ đã rất nhanh chân mới có được.
Năm 2017, Arsenal chấm dứt hợp tác với HAGL trong chút tiếc nuối của những người còn quan tâm. Nói có chút tiếc nuối bởi sau 10 năm, người ta nhìn thấy bầu Đức không còn nhiệt huyết như ban đầu và khả năng tiếp tục đổ tiền đầu tư cho sự hợp tác này ngày càng khó. Bóng đá khi phát triển ở giai đoạn cao sẽ giúp cho doanh nghiệp hưởng lợi rất nhiều, nhưng khi nó xuống dốc thì doanh nghiệp sẵn sàng “cắt đứt”. Cái khó của bầu Đức giờ là chỗ đó, nên khó hy vọng mối lương duyên Arsenal - HAGL tiếp tục tiến xa hơn nữa. Doanh nghiệp trong khó khăn không thể đổ thêm tiền để nhận lại là những lời dè bỉu. Hiệu ứng truyền thông, nếu như 10 năm trước là vun đắp cho thương hiệu cực lớn thì bây giờ có khả năng bào mòn thương hiệu. Những cái tên Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh… giờ không còn mang lại cho HAGL những khoản hậu hĩnh nữa.
Nhưng với bóng đá Việt Nam, sự chia tay của Arsenal và HAGL sẽ có tác động gì? Có lẽ, đó là mọi thứ càng rơi vào tình trạng “đau đầu” và bế tắc hơn. Học viện HAGL - Arsenal - JMG từng được xem là mô hình tốt nhất, được VFF định hướng để các câu lạc bộ khác học hỏi kinh nghiệm, sự chia tay này giờ đây sẽ càng khiến VFF phải xem lại sự chủ động của tổ chức này. Những mô hình hợp tác học viện bóng đá dần thất bại, hoạt động hợp tác liên kết với các câu lạc bộ lớn trên thế giới không đi đến đâu… bóng đá Việt Nam chỉ còn biết quay lại với mô hình đào tạo trẻ kiểu cũ. Nhưng ngay cả các lò đạo tạo trẻ nổi tiếng trong nước trước đây như Đồng Tháp, Sông Lam Nghệ An, Viettel… giờ đây cũng chỉ còn lại với cái danh xưa. Với những thất bại cũng như chìm dần của hầu hết các mô hình phát triển, vậy bóng đá Việt Nam sẽ tiếp tục định hướng phát triển ra sao. Có lẽ, VFF phải thật sự nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này; những chuyên gia, nhà quản lý và những người làm việc trong môi trường bóng đá phải thật tâm đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp để cùng tìm ra một hướng đi bền vững hơn. Một cuộc chia tay đã vỡ ra nhiều thứ.
Năm 2007, HAGL gây choáng với người hâm mộ khi đặt bút ký kết hợp tác với câu lạc bộ danh tiếng Arsenal. Chưa cần biết đến những nội dung hợp tác, chỉ riêng việc Arsenal xuất hiện đã là chuyện như mơ ở thời điểm đó. Tốn kém, được mất chưa tính tới, nhưng bầu Đức khi đó đã đem lại cho bóng đá Việt Nam một cơ hội để mở ra chặng đường mới: phát triển chuyên nghiệp hơn. Lẽ đương nhiên là cái được của doanh nghiệp bầu Đức lớn hơn nhiều, cơ hội mở rộng kinh doanh xuất hiện ngày càng dày đặc, giá trị doanh nghiệp tăng chóng mặt… Với người hâm mộ, ai cũng sướng rơn khi nhìn thấy dòng quảng cáo điện tử Hoàng Anh Việt Nam trên sân Amirates lừng lẫy của Arsenal. Đến sau này, một doanh nghiệp khác của Việt Nam đã cố gắng xuất hiện ở bảng quảng cáo tương tự nhưng không còn hiệu ứng như trước. HAGL đã đi trước và gần như đã hưởng hết những kết quả mà họ đã rất nhanh chân mới có được.
Năm 2017, Arsenal chấm dứt hợp tác với HAGL trong chút tiếc nuối của những người còn quan tâm. Nói có chút tiếc nuối bởi sau 10 năm, người ta nhìn thấy bầu Đức không còn nhiệt huyết như ban đầu và khả năng tiếp tục đổ tiền đầu tư cho sự hợp tác này ngày càng khó. Bóng đá khi phát triển ở giai đoạn cao sẽ giúp cho doanh nghiệp hưởng lợi rất nhiều, nhưng khi nó xuống dốc thì doanh nghiệp sẵn sàng “cắt đứt”. Cái khó của bầu Đức giờ là chỗ đó, nên khó hy vọng mối lương duyên Arsenal - HAGL tiếp tục tiến xa hơn nữa. Doanh nghiệp trong khó khăn không thể đổ thêm tiền để nhận lại là những lời dè bỉu. Hiệu ứng truyền thông, nếu như 10 năm trước là vun đắp cho thương hiệu cực lớn thì bây giờ có khả năng bào mòn thương hiệu. Những cái tên Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh… giờ không còn mang lại cho HAGL những khoản hậu hĩnh nữa.
Nhưng với bóng đá Việt Nam, sự chia tay của Arsenal và HAGL sẽ có tác động gì? Có lẽ, đó là mọi thứ càng rơi vào tình trạng “đau đầu” và bế tắc hơn. Học viện HAGL - Arsenal - JMG từng được xem là mô hình tốt nhất, được VFF định hướng để các câu lạc bộ khác học hỏi kinh nghiệm, sự chia tay này giờ đây sẽ càng khiến VFF phải xem lại sự chủ động của tổ chức này. Những mô hình hợp tác học viện bóng đá dần thất bại, hoạt động hợp tác liên kết với các câu lạc bộ lớn trên thế giới không đi đến đâu… bóng đá Việt Nam chỉ còn biết quay lại với mô hình đào tạo trẻ kiểu cũ. Nhưng ngay cả các lò đạo tạo trẻ nổi tiếng trong nước trước đây như Đồng Tháp, Sông Lam Nghệ An, Viettel… giờ đây cũng chỉ còn lại với cái danh xưa. Với những thất bại cũng như chìm dần của hầu hết các mô hình phát triển, vậy bóng đá Việt Nam sẽ tiếp tục định hướng phát triển ra sao. Có lẽ, VFF phải thật sự nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này; những chuyên gia, nhà quản lý và những người làm việc trong môi trường bóng đá phải thật tâm đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp để cùng tìm ra một hướng đi bền vững hơn. Một cuộc chia tay đã vỡ ra nhiều thứ.