Chuyện của một con số

1. Hôm diễn ra trận U22 Việt Nam – U22 Hàn Quốc, số lượt xem cao nhất trên kênh Youtube của VFF là hơn 400.000 người. 
 Sức hút của U22 Việt Nam rất lớn với người hâm mộ. Ảnh: Quang Thắng
Sức hút của U22 Việt Nam rất lớn với người hâm mộ. Ảnh: Quang Thắng
Con số này tất nhiên là chưa tính đến các kênh trực tuyến của đài truyền hình, ứng dụng điện thoại và đương nhiên, con số xem trực tiếp qua kênh VTV6 còn khổng lồ hơn. Ước tính không thể dưới 5 triệu người xem trận đấu đó. 

Nó cho thấy sức hút của các đội tuyển Việt Nam vẫn rất đáng kể. Hơn bất kỳ chương trình giải trí nào khác. Nói cho cùng, tính duy nhất của một đội tuyển bóng đá vẫn là nét đặc biệt mà không có loại hình giải trí nào hơn được.

Vậy nên mới thấy đáng băn khoăn. Hiện nay, các đội tuyển từ U22 trở lên chỉ có duy nhất 1 nhà tài trợ, đó lại chỉ là một thương hiệu trong lĩnh vực IT. Tình hình này kéo dài hơn 1 năm nay, đến hôm qua mới có thêm một nhà tài trợ khác, nhưng thực tế cũng chỉ là “mối làm ăn” của bầu Đức, thông qua sức hút cá nhân của nhóm cầu thủ đến từ HA.GL và cũng chỉ là tài trợ ngắn hạn. 

2. Nhắc đến bầu Đức, mới nhớ là  trong 3 năm làm phó chủ tịch tài chính của ông tại VFF, không thấy ai nhắc đến chuyện đội tuyển thiếu tiền nhưng rõ ràng, hoàn toàn không có nhà tài trợ nào tham gia, chưa kể có ít nhất 2 thương hiệu đã rút lui trong im lặng. 

Có thể ngân sách hoạt động của VFF vẫn đủ để chăm lo cho các đội tuyển. Thực tế là những U20, U22 và đội tuyển quốc gia đều có những chuyến tập huấn nước ngoài tương đối chất lượng. Các trận giao hữu cũng được tổ chức đều đặn. Thế nhưng, cũng không khó để thấy số lượng bảng quảng cáo trên các sân bóng mà đội tuyển thi đấu ít đến mức khó tin, bỏ trống hơn phân nửa. Ngay sự kiện U20 dự World Cup hoàn toàn không có đơn vị tài trợ nào.

Việc VFF không thiếu tiền có thể là do hiện nay trong dàn lãnh đạo cao cấp có nhiều doanh nhân. Riêng tiền cá nhân của họ mà “cho” đội tuyển, cũng ngang ngửa với một nhà tài trợ. Nhưng xét về hiệu quả công việc thì là một con số 0 to tướng. Đương nhiên, đó sẽ là gánh nặng của nhiệm kỳ sau, nếu các doanh nhân ấy không còn tham gia VFF nữa. 

3. Ở góc độ khác, nếu không kiếm được tiền cho các đội tuyển ở thời điểm này cũng là một sự thất bại của VFF khóa 4. Như đã nói, sức hút của đội tuyển U22 từ đầu năm đến nay rất lớn và SEA Games 29 rõ ràng là một sự kiện đáng để kỳ vọng. Hơn nữa, thời gian gần đây, hoạt động của các đội tuyển ngày càng nhiều trên đấu trường quốc tế. Nếu không có tiền, lấy gì thúc đẩy trình độ của các cầu thủ lên đẳng cấp cao hơn với các chuyến tập huấn nước ngoài dài ngày trong quá trình chờ V-League đem lại tiền như gần chục năm trước?

Tin cùng chuyên mục