Chờ ông Miura... ra mưu

1. HLV Miura  là một trong những HLV chịu nhiều chỉ trích nhất trong 20 năm qua của bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, cái hay của ông này là khi vào từng giải đấu cụ thể, ông ta vẫn dẫn dắt các đội tuyển đạt được mục tiêu đề ra nếu không nói là thường “vượt chỉ tiêu”.

1. HLV Miura  là một trong những HLV chịu nhiều chỉ trích nhất trong 20 năm qua của bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, cái hay của ông này là khi vào từng giải đấu cụ thể, ông ta vẫn dẫn dắt các đội tuyển đạt được mục tiêu đề ra nếu không nói là thường “vượt chỉ tiêu”.

Có rất nhiều lý do để ông Miura luôn có cách thoát khỏi áp lực nhưng chủ yếu xuất phát từ điểm dở của VFF đó là hiếm khi đưa những mục đích cụ thể vào hợp đồng. Điều này là một đặc tính không chỉ của VFF mà còn ở nhiều khía cạnh trong giao dịch dân sự của đời sống người Việt. Thế nên mới có chuyện dù đội tuyển bỏ lỡ cơ hội đáng tiếc để vào chung kết SEA Games 28 nhưng tính ra, ông Miura lại là HLV có huy chương quốc tế đầu tiên kể từ năm 2009 nhờ thắng trận tranh HCĐ. Hoặc như tại vòng loại World Cup 2018, chúng ta không có tham vọng vào vòng 3 nên dù có thua luôn cả 2 trận còn lại trước Iraq và Đài Loan (TQ) thì Việt Nam vẫn chắc chắn có vị trí thứ 3 trong bảng và giành quyền đá vòng loại Asian Cup 2017 (đạt chỉ tiêu). Chúng ta hoàn toàn không quan tâm gì đến Asiad 17 nên khi U.23 Việt Nam vào tứ kết, tự nhiên đó là thành công lớn.

.Thay vì chỉ trích thì hãy ủng hộ ông Miura để ông bớt áp lực và thoải mái đầu óc mà tính toán cách chơi. Ảnh: Quang Thắng

2. Công bằng mà nói, với một HLV có những thành tích khá cụ thể như vậy, việc phê phán, chỉ trích ông ta thật không phải là một hành động đúng mực. VFF thuê ông Miura trong 2 năm chủ yếu để nhắm đến các giải đấu chứ không phải đầu tư dài hạn về mặt lối chơi hay con người. Hợp đồng của ông Miura hết hạn ngay sau trận cuối cùng vòng loại World Cup 2018 kết thúc, đó là minh chứng rõ nhất cho kiểu thuê chuyên gia vẫn thường thấy tại Việt Nam, tức là chỉ nhắm vào những giải đấu cụ thể thay vì hướng đến việc sử dụng chất xám.

Trong khi đó, HLV Miura lại không phải là người giỏi về chiến thuật. Nói đúng hơn, ông ta khá mạnh về công tác tổ chức đội tuyển chứ không phải là nhà cầm quân “đánh trận”. Điều này thấy rõ qua việc sử dụng loạn xạ cầu thủ khi vào đá giải chính thức cũng như các đội tuyển của ông Miura thường chỉ đá 1 kiểu thay vì uyển chuyển lối chơi theo từng đối thủ.

Thực tế cho thấy, nếu ông Miura giỏi về chiến thuật thì có lẽ ông sẽ không chịu nhiều áp lực từ dư luận đến vậy sau khi đã có thành tích không tệ. Nếu ông “chịu khó” đổi lối chơi ở các trận đấu tập, theo kiểu “đá đẹp rồi thua cũng được”, thì đã “đánh lừa” được dư luận. Không một HLV nào lại để các trận đấu tập trở thành “miếng mồi” cho truyền thông khai thác nhiều như Miura. Có thể ông ta… không đọc báo, hoặc có thể ông ta muốn thay đổi cũng chẳng biết phải làm sao. Tóm lại, lẽ ra VFF nên thuê ông Miura làm giám đốc kỹ thuật và một người như Calisto làm HLV trưởng thì sẽ tốt hơn.

3. Nhưng chính vì vậy, cần nên ủng hộ Miura nhiều hơn là chỉ trích. Với thành phần cầu thủ như tại U.23 hiện nay, nếu là một HLV giỏi, cơ hội tạo được kỳ tích ở VCK U.23 châu Á không hề nhỏ. Thay vì phê phán Miura, cách tốt hơn vẫn là giảm bớt áp lực để nhà cầm quân người Nhật Bản thoải mái đầu óc mà tính toán cách chơi trên sân. Gây thêm sự ức chế chỉ khiến Miura “cố thủ” với đấu pháp của mình mà thôi.

HỒ VIỆT

Tin cùng chuyên mục