Chiếc Phantom rồng của bầu Kiên

Sân Hàng Đẫy ở trận CLB Hà Nội đá với Thanh Hóa, xuất hiện một chiếc Phantom phiên bản rồng đậu ở nơi mà bầu Kiên vẫn thường đậu chiếc Bentley. Có thể đoán rằng, 1 trong 33 chiếc Phantom rồng trên thế giới ấy là của bầu Kiên. Nghĩa là nhà tài phiệt nghành ngân hàng này đã giàu hơn thì phải…
Chiếc Phantom rồng của bầu Kiên

Sân Hàng Đẫy ở trận CLB Hà Nội đá với Thanh Hóa, xuất hiện một chiếc Phantom phiên bản rồng đậu ở nơi mà bầu Kiên vẫn thường đậu chiếc Bentley. Có thể đoán rằng, 1 trong 33 chiếc Phantom rồng trên thế giới ấy là của bầu Kiên. Nghĩa là nhà tài phiệt nghành ngân hàng này đã giàu hơn thì phải…

Chiếc Phantom rồng của bầu Kiên đậu ở cổng ra vào của sân Hàng Đẫy (trái). Ảnh: Minh Hoàng và Bầu Kiên. Ảnh: B.Nhật

Chiếc Phantom rồng của bầu Kiên đậu ở cổng ra vào của sân Hàng Đẫy (trái). Ảnh: Minh Hoàng và Bầu Kiên. Ảnh: B.Nhật

Nói về khoản giàu có thì chẳng cần phải công khai mình có bao nhiêu tiền, người ta cũng biết bầu Kiên rất giàu. Chỉ phải là “rất giàu” thì mới làm được bóng đá theo kiểu của ông, với chừng ấy năm từ lúc V-League khởi đi đến tận bây giờ. Ba lần CLB của ông phải xuống hạng. Hai lần khác mua lại suất của người khác để giữ cái thú vui bóng đá của mình.

Chưa biết bầu Kiên mê bóng đá đến mức nào nhưng riêng khoản “chơi bóng đá” thì ông thuộc hàng đầu từ mấy năm nay mà chưa thấy có ai hơn ông.

Chỉ có điều: ông chủ thì giàu hơn và mua Phantom rồng nhưng đội của ông thì vẫn vậy, luôn ở lưng chừng giữa trụ hạng xuống hạng, lửng lơ giữa một ứng viên và kẻ tầm thường. Bầu Kiên vẫn được xem là “đại gia”, nhưng đội bóng của ông thì chưa bao giờ nhận được danh xưng ấy trong làng cầu nội địa. Chúng ta có thể tạm kết luận: có ông chủ giàu thì cũng chưa hẳn là đã trở thành một đội bóng mạnh.

o0o

Nhưng, nếu muốn trở thành đội bóng mạnh thì dứt khoát, phải có ông chủ giàu. Điều đó là một thực tế không thể bàn cãi. Thậm chí với tình hình tài chính hiện tại, để có một suất đá V-League thì cũng đã phải cần có một ông chủ giàu. Nghèo thì đừng mơ chuyện đá ở sân chơi này.

Vấn đề nằm ở chỗ đó. Khi người giàu trong thời buổi khó khăn kinh tế hiện nay đang dần… nghèo đi, thì chuyện một người trở nên giàu hơn là rất hiếm. Vì hiếm như vậy nên thật khó có ai tiếp tục nhảy vào “vui chơi” ở địa hạt bóng đá.

Thậm chí, có người còn mường tượng ra một viễn cảnh: cứ cái đà này, một người như bầu Kiên dù chẳng cần phải đầu tư nhiều cho đội bóng cũng sẽ đến lúc chứng kiến đội mình trở thành “đội mạnh”. Đơn giản vì nếu chẳng còn ai đủ tiền để theo bóng đá, thì có khi chỉ còn bầu Kiên ở lại với V-League mà thôi.

Thế mới có nghịch lý: những người giàu đang rời xa bóng đá, còn người đang giàu hơn như bầu Kiên thì ở lại nhưng chẳng đầu tư gì cả. Ông bầu này vẫn làm bóng đá theo kiểu của mình, như việc ông lại xuất hiện chỉ đạo chiến thuật ở trận thắng Thanh Hóa vừa qua. Bóng đá Việt Nam sống mãi trong sự lệ thuộc từ túi tiền của các ông bầu nên sự phát triển của nó, cũng cứ tăng giảm tùy vào lượng tiền bỏ trong túi của những người giàu ấy.

o0o

Mùa bóng năm nay thành công hay thất bại đối với CLB Hà Nội? Chẳng ai có thể kết luận nếu dựa trên cách làm bóng đá của bầu Kiên. Có hỏi ông, thì ông vẫn đủ khả năng giải thích, thậm chí phân tích cặn kẽ ý nghĩa của 2 chữ thành công hoặc thất bại. Nhưng dưới góc độ khách quan, “cuộc chơi” của bầu Kiên với CLB Hà Nội dường như chỉ dành riêng cho cá nhân ông mà thôi.

Vì trên thực tế, không ai cũng có thể giàu hơn trong thời buổi này như ông bầu tóc bạc ấy. Một thời “bạo phát” của bóng đá Việt Nam đã đến lúc “bạo tàn”. Lỡ ném vào bóng đá quá nhiều tiền nên chỉ cần… nghèo đi thì việc đầu tiên là người ta nghĩ đến chuyện bỏ bóng đá.

Nếu như phát triển chuyên nghiệp một cách căn cơ thì đâu đến nỗi muốn đánh giá về nền bóng đá lại phải nói về chuyện chiếc Phantom rồng hay chiếc Bentley…

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục