Chào thua với bạo lực

Nói một cách công bằng, ở mùa giải năm nay BTC V-League đã tỏ ra khá mạnh tay với bạo lực. Tuy nhiên, dường như những án phạt nặng từ phía ban kỷ luật chẳng thấm vào đâu với các cầu thủ, để rồi V-League ngày càng giống võ đài hơn là một trận bóng đá.

Nói một cách công bằng, ở mùa giải năm nay BTC V-League đã tỏ ra khá mạnh tay với bạo lực. Tuy nhiên, dường như những án phạt nặng từ phía ban kỷ luật chẳng thấm vào đâu với các cầu thủ, để rồi V-League ngày càng giống võ đài hơn là một trận bóng đá.

Chẳng phải tới khi màn đấu võ giữa Samson và một loạt các cầu thủ Hải Phòng ở sân Lạch Tray vào cuối tuần rồi V-League mới chứng kiến những hình ảnh xấu xí như thế. Phải nói chính xác rằng, hiếm có trận đấu nào mà các cầu thủ không lao vào nhau bằng những pha bóng triệt hạ, bằng những tiểu xảo hay thậm chí ẩu đả như hình ảnh các cầu thủ Hải Phòng lao vào đấu võ hội đồng với Samson. Rất nhiều, và nó trải dài từ mùa bóng này sang mùa bóng khác.

Cần nhân rộng nhiều học viện bóng đá như HAGL Arsenal để có được bóng đá đẹp nơi sân cỏ. Ảnh: Nhật Anh

Cần nhân rộng nhiều học viện bóng đá như HAGL Arsenal để có được bóng đá đẹp nơi sân cỏ. Ảnh: Nhật Anh

Đã có thời điểm, người hâm mộ đã phải kêu gọi VPF hay BTC giải xử lý mạnh tay đối với bạo lực. Những án phạt rất nhẹ, hay xuê xoa cho qua trước đây được coi như nguyên nhân khiến các trận đấu giống võ đài. Nhưng, có vẻ như những nhận định đó khá oan cho BTC, bởi ngay ở mùa bóng năm nay VPF đã “tuyên chiến” và làm mạnh tay đối với bạo lực sân cỏ. Và kể từ đầu mùa đến giờ, hàng chục án phạt nặng, ngay lập tức đã được đưa ra. Điển hình là Đình Đồng phải ngồi chơi hết giải, hay mới nhất là Văn Nam cũng sẽ chung cảnh ngộ. Nhưng rốt cuộc, bạo lực vẫn tiếp diễn thậm chí còn gia tăng hơn.

Về cơ bản, hành động của Samson với Văn Nam mang nặng tính tự vệ hơn là cố tình. Nhưng, nói một cách công bằng bản thân cầu thủ nhập tịch của HN T&T cũng đã học được nhiều tiểu xảo ở V-League để đối phó với những tình huống tương tự. Hoặc như ở Hải Phòng, Tiến Thành mới phải nhận án treo giò không nhẹ, nhưng chỉ ngay sau đó đội bóng này có 3 cầu thủ phải nhận án kỷ luật tương tự cũng với những hành động không đẹp đó. Và rõ nét nhất của cái xấu đang trở thành “truyền thống” chính là việc HLV Nguyễn Đức Thắng phải nhận án kỷ luật 1 năm của VFF với hành vi không thể chấp nhận ở giải hạng Nhì vừa qua. Mà nên nhớ, các học trò của cựu danh thủ này hầu hết là U19, U21. Thầy như thế, trò không hỏng trước cũng hỏng sau.

Những nỗ lực của VPF, VFF hay BTC V-League ở mùa giải năm nay là đáng ghi nhận, thậm chí cần tiếp tục phát huy. Nhưng, nói gì thì nói đó cũng chỉ là giải pháp chẳng đặng đừng, và cái xấu cần phải được triệt tiêu ngay từ đầu chứ không phải xảy ra chuyện mới xử lý. Mà nếu muốn vậy, thì ít nhất bóng đá Việt cần nhân gấp nhiều lần cách làm như học viện bóng đá của bầu Đức thì may ra, còn không có lẽ sẽ cứ như thế này mãi và không thể tìm được lối thoát…

Hà Mây

Tin cùng chuyên mục