Cầu thủ HA.GL liên tục được xuất ngoại - Lạ mà không lạ

1. So với Công Phượng và Tuấn Anh thì nếu Xuân Trường sang đá cho Incheon tại K-League chắc chắn sẽ khiến cho tăm tiếng của “lò” HA.GL nổi như cồn trong thời gian tới. Liên tục trong một thời gian ngắn, các cầu thủ trẻ của HA.GL  được các CLB hàng đầu mời thi đấu không khiến làm nhiều người thắc mắc: Vì sao những cầu thủ mới 19-20 tuổi, vừa có một mùa bóng không tốt tại V-League, chưa thật sự xuất sắc ở màu áo đội tuyển, lại được J-League và K-League biết đến?

1. So với Công Phượng và Tuấn Anh thì nếu Xuân Trường sang đá cho Incheon tại K-League chắc chắn sẽ khiến cho tăm tiếng của “lò” HA.GL nổi như cồn trong thời gian tới. Liên tục trong một thời gian ngắn, các cầu thủ trẻ của HA.GL  được các CLB hàng đầu mời thi đấu không khiến làm nhiều người thắc mắc: Vì sao những cầu thủ mới 19-20 tuổi, vừa có một mùa bóng không tốt tại V-League, chưa thật sự xuất sắc ở màu áo đội tuyển, lại được J-League và K-League biết đến?

Liệu có phải đây chỉ là một “chiêu thức” PR của HA.GL nhằm tránh cho Học viện HA.GL một sự thất bại ngay khi vừa “ra lò” lứa cầu thủ đầu tiên? Liệu có bao nhiêu % sự thật về các khoản phí chuyển nhượng hàng tỷ đồng được giới truyền thông đưa tin? Và quan trọng hơn, phải chăng là lứa cầu thủ HA.GL thật sự vượt trội so với các đồng nghiệp, chỉ có những tuyển trạch viên tại Hàn Quốc, Nhật Bản nhìn thấy trong khi các chuyên gia tại Việt Nam thì không thấy?

Tuấn Anh đã đến Nhật. Ảnh: T.l

2. Trước hết, cần phải làm rõ vài chi tiết. Thứ nhất, thật ra thì chuyện cầu thủ Việt Nam được quan tâm không hề mới. Các đội bóng từ Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn hay thông qua VFF để đề nghị chuyển nhượng nhiều cầu thủ Việt Nam tuy nhiên trở ngại lớn nhất là cầu thủ Việt không muốn phiêu lưu khi mà bản thân họ chưa trang bị bất kỳ điều gì cho việc “xuất ngoại” ngoài khả năng chơi bóng. Thứ hai, số tiền 7 tỷ đồng cho Xuân Trường hay gần 3 tỷ đồng cho Công Phượng, Tuấn Anh cũng không phải là quá cao. Đây là các cầu thủ U.23, chi phí chuyển nhượng luôn có tính thêm phần “bồi thường đào tạo”.

Nói đâu xa, CLB V-League nào muốn mua Quế Ngọc Hải lúc này cũng phải bỏ ra ít nhất 5 tỷ đồng. Vài năm trước, giá “xuất xưởng” trung bình của một cầu thủ U.23 đã vào tầm 3-5 tỷ đồng. Như vậy, nếu tính về mức sống giữa 2 quốc gia thì việc các cầu thủ HA.GL được trả vài tỷ đồng/mùa không có gì đặc biệt và cũng chưa nói lên được điều gì.

3. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất không nằm ở giá cả hay được các CLB nước ngoài quan tâm mà ở việc các cầu thủ HA.GL “được” xuất ngoại. Họ “dám” ra đi và CLB đang sở hữu họ “dám” chịu thiệt thòi để cho họ phát triển tài năng, đấy chính là yếu tố cốt lõi. Không hẳn là cầu thủ HA.GL đã giỏi hơn các đồng nghiệp khác, nhưng khao khát vươn lên của cá nhân họ cũng như khát vọng của “lò” HA.GL thì cần phải ghi nhận. Thiếu 1 trong 2 điều đó, mọi thứ sẽ chẳng đi đến đâu. Vì muốn cầu thủ mình xuất ngoại, bản thân HA.GL sẽ tìm cách giới thiệu họ cho các nhà tuyển trạch viên quốc tế chứ không nhất thiết phải đợi họ tỏa sáng tại sân chơi V-League. Khi Lê Công Vinh sang thi đấu ở Bồ Đào Nha, xuất phát từ chính mối quan hệ của bầu Hiển với những đối tác châu Âu chứ không phải đến từ tài năng của Công Vinh.

Chính cái khao khát được chứng kiến những “đứa trẻ” của mình trở thành tương lai của bóng đá nước nhà, tham vọng thành công cho Học viện HA.GL mà mình đã đổ vào hàng trăm tỷ đồng, là động lực để bầu Đức chịu thiệt thòi để cầu thủ mình ra nước ngoài thi đấu khi họ chỉ vừa mới đóng góp phần nhỏ cho HA.GL. Đó mới chính là điều chúng ta cần đánh giá cao, là lý do để chúng ta hy vọng những Xuân Trường, Công Phượng thành công trên đất khách chứ không nên vội ảo tưởng về việc cầu thủ Việt Nam tỏa sáng trên bầu trời bóng đá thế giới.

HỒ  VIỆT 
 

Tin cùng chuyên mục