Bi kịch

"Ước mơ quá lớn đặt trên đôi vai quá bé sẽ tạo nên bi kịch”, có lẽ trong bóng đá Việt Nam đã quá nhẵn điều này. Phải nói ngay rằng ước mơ là điều ai cũng có, nó có thể kích thích sáng tạo và mang đến thành công. Ước mơ xuất phát từ những yếu tố mang tính thực tế sẽ có được kết quả mỹ mãn; ước mơ quá xa vời thì được xem là viển vông; ước mơ quá lớn dù biết rằng không thể có được có thể xem là ngông cuồng. Và từ đó, những bi kịch xảy đến…

"Ước mơ quá lớn đặt trên đôi vai quá bé sẽ tạo nên bi kịch”, có lẽ trong bóng đá Việt Nam đã quá nhẵn điều này. Phải nói ngay rằng ước mơ là điều ai cũng có, nó có thể kích thích sáng tạo và mang đến thành công. Ước mơ xuất phát từ những yếu tố mang tính thực tế sẽ có được kết quả mỹ mãn; ước mơ quá xa vời thì được xem là viển vông; ước mơ quá lớn dù biết rằng không thể có được có thể xem là ngông cuồng. Và từ đó, những bi kịch xảy đến…

Sau giải U.19 quốc tế, đội tuyển U.19 Việt Nam nhận nhiệm vụ vào bán kết tại Vòng chung kết U.19 châu Á để có suất tham dự Vòng chung kết U.20 thế giới năm 2015. Nhiệm vụ này do VFF giao và những người có quyền hạn ở đội U.19 hiện nay nhận. Thử xem những đối thủ “thấp bé nhẹ cân” của U.19 Việt Nam ở châu Á là ai. Riêng khu vực Đông Nam Á, cùng với Việt Nam là 4 đội Thái Lan, Indonesia, Myanmar và Australia (được FIFA phân bổ vào khu vực Đông Nam Á).

Tính một cách cơ học, Australia từng thua đậm Việt Nam ở vòng loại, Indonesia thắng chật vật Việt Nam, Thái Lan so kè Việt Nam, Myanmar khi thắng khi thua Việt Nam. “Bù qua xớt lại”, cửa thắng của Việt Nam nhỉnh hơn, nghĩa là có thể đứng thứ hai hoặc ba trong 5 đội của khu vực. Nhưng trên thực tế, với bóng đá, cách tính này là ấu trĩ. Dù thắng Australia đến 5 bàn nhưng nói trình độ bóng đá Việt Nam đã vượt qua Australia là điều không tưởng. Với các đối thủ “nhẵn mặt” ở khu vực như Thái Lan, Indonesia, Myanmar, chúng ta vẫn còn phải học hỏi nhiều mới có thể chơi ngang ngửa với họ.

Rộng ra khu vực châu Á còn có 11 đội sừng sỏ có mặt bằng bóng đá trẻ cực tốt gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, UAE, Iran, Iraq, Oman, Qatar, Yemen, Uzbekizstan. Chưa tính đến những “anh cả” của châu lục, chỉ riêng các đội khu vực Tây và Trung Á thôi cũng đã gây lo lắng cho nhiều người, nhất là trong số họ đều đã từng có đội tuyển lọt vào Vòng chung kết World Cup như UAE, Iran. Riêng khu vực Đông Á, cả 4 đội có mặt ở vòng chung kết lần này đều từng có đội tuyển quốc gia nhiều lần lọt vào Vòng chung kết World Cup như Nhật Bản, Hàn Quốc. Như vậy, để hoàn thành nhiệm vụ mà VFF giao, U.19 Việt Nam đương nhiên phải vượt qua hàng loạt đối thủ có trình độ, nền tảng, bề dày thành tích hơn hẳn mình, có những đội đã thuộc đẳng cấp thế giới.

Dĩ nhiên, người giao và nhận nhiệm vụ đều có cái lý của họ, đó là xuất phát từ lối đá đẹp, thành tích tốt của các cầu thủ U.19 thuộc Học viện bóng đá của Hoàng Anh Gia Lai. Tuy nhiên, những người đang làm bóng đá chuyên nghiệp này lại cố tình quên yếu tố chuyên nghiệp nhất, đó là nền tảng. Cái gọi là U.19 Việt Nam hiện nay chủ yếu là những cầu thủ tập trung từ một lò đào tạo, mà lò này chuyên luyện “gà chọi” để chuyển nhượng nên không đủ yếu tố để hình thành một đội tuyển trẻ quốc gia đúng nghĩa. Nền tảng được xây vội thì liệu có cơ sở nào để đảm bảo nhiệm vụ chinh phục được các đối thủ được đầu tư bài bản, đúng nghĩa một nền bóng đá?

Có thể thấy, người giao nhiệm vụ đang quá say chiến thắng, còn người nhận có lẽ quên mình đang ở đâu.

DƯƠNG NGỮ YÊN

Tin cùng chuyên mục