Bài toán tập trung

Phải là từ quản lý ngành

Năm 2012, Tổng cục TDTT đã cùng Công ty AVG lập nên quỹ từ thiện dành ủng hộ cho các VĐV thể thao sau thi đấu. Qua ngần ấy thời gian, gần như chẳng ai biết quỹ thể thao ấy còn tồn tại hay thực tế nó đã bị xóa bỏ.

Bài toán tập trung ảnh 1

Lễ ra mắt Quỹ hỗ trợ VĐV thể thao Việt Nam của AVG năm 2012. Ảnh: T.L

Phải là từ quản lý ngành

Nhìn vào thực tế, các mạnh thường quân đứng ra làm quỹ thể thao đúng là quá tốt cho hoạt động ngành. Thế nhưng, kể cả quỹ mới nhất mang tên Ánh Viên (do một ngân hàng thương mại cổ phần đứng ra làm người tổ chức) có sự đồng hành của Tổng cục TDTT thì cũng không ai nói gì tới chuyện ưu tiên và đãi ngộ cho VĐV sau thi đấu. Tới bây giờ, sau nhiều năm TDTT Việt Nam hoạt động và tái hòa nhập với đại hội thể thao trong khu vực, chúng ta đã đạt không ít thành tích xuất sắc.

Những cái tên như Trương Ngọc Tuấn, Trương Thanh Hằng, Hoàn Hà Giang, Vũ Bích Hường… sau thi đấu đã và đang vẫn phải gặp những cuộc sống chưa thật hoàn hảo nhất. Họ, chưa một lần ai phủ nhận khả năng đã đạt tới thành tích xuất sắc nhất ở thời điểm của mình khi thi đấu SEA Games. Với những sở VH-TT-DL của 63 tỉnh thành trong cả nước, chúng ta sẽ gặp không ít trường hợp VĐV khó khăn sau thi đấu.

Không ai cho rằng đó là sự khác biệt bởi giống thể thao Việt Nam thì VĐV của các quốc gia trong khu vực cũng như nhiều quốc gia ở châu Á cũng tương tự. Quan trọng nhất, mọi người vẫn chờ đợi có một quỹ từ thiện dành cho hoạt động lâu dài. Mỗi năm, ngành thể thao từng đơn vị luôn cô gắng có nhiều nhất VĐV thi đấu SEA Games. Thế nhưng, để mấy ai trong đấy sẵn sàng toàn tâm dốc hết sức thi đấu cật lực. Mới nhất, ngoài bắn súng, VĐV nổi tiếng Nguyễn Thị Ánh Viên mới chỉ có 3 chuẩn A Olympic (tính tới hết ngày 24-6).

Tính tới thời điểm này, ngành thể thao Việt Nam hoàn toàn chưa có một quỹ thể thao nào dành cho VĐV sau thi đấu. Chúng ta có quỹ của AVG. Tuy nhiên, theo chia sẻ của Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng, thì: “Quỹ này hoàn toàn do sự quản lý từ bên đầu tư tài chính là AVG nên ngành thể thao cũng không tham gia thành phần quản lý”.

Thực tế phải thấy rằng, quỹ thể thao dành cho VĐV sau thi đấu hay bất kỳ quỹ nào đối với VĐV thể thao phải là từ cấp quản lý ngành. Song hành với nó có nhà tài trợ để duy trì quỹ thì mới ổn thỏa. Bởi vì, ngành thể thao mới nắm được rõ các VĐV ở từng ĐTQG sau nhiều năm khi không thi đấu có khó khăn hay không. Như thế, quỹ thể thao mới “có việc” để làm thực tế.

Ai quản lý ai?

Từng VĐV với đa phần các môn thể thao đỉnh cao (ngoài bóng đá) đều trực thuộc trực tiếp quản lý từ đơn vị chủ quản là sở VH-TT-DL tỉnh thành, ngành. Do vậy, nếu khi VĐV từ đỉnh cao tiến tới giải nghệ sẽ có được sự phụ giúp tài chính vào bảo hiểm phần nào từ đơn vị chủ quản.

Nhưng chỉ tính riêng 2 đơn vị lớn nhất là TPHCM và Hà Nội, hầu hết VĐV không phải thuộc người của sở VH-TT-DL quản lý mà đa phần thuộc trung tâm HLTDTT tại đấy nắm bắt. Cựu tuyển thủ Vũ Bích Hường hay Nguyễn Thị Huệ chỉ là những số ít nói về VĐV gặp khó khăn sau thi đấu thể thao. Họ từng có kết quả huy chương SEA Games nhưng khi trở lại cuộc sống đời thường, khó khăn cuộc sống là khó tránh khỏi.
Còn rất nhiều cái tên ở những môn thể thao khác gặp khó khăn nhưng giả sử, ngành thể thao có được và duy trì một quỹ tài chính dành cho HLV, VĐV sau thi đấu thì thật hoàn hảo.

NGUYỄN ĐÌNH

Tin cùng chuyên mục