Asiad 2019: Từ cơ hội đến thách thức - Không chỉ là 150 triệu USD?

Tại phiên giải trình của Bộ VH-TT-DL trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một lần nữa, bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định sẽ tổ chức tốt Asiad 2019 với kinh phí đã đưa ra trong đề án đăng cai là khoảng 150 triệu USD (tương đương 3.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, con số này có tính khả thi không cao.

Tại phiên giải trình của Bộ VH-TT-DL trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một lần nữa, bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định sẽ tổ chức tốt Asiad 2019 với kinh phí đã đưa ra trong đề án đăng cai là khoảng 150 triệu USD (tương đương 3.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, con số này có tính khả thi không cao.

 

Asiad 2019: Từ cơ hội đến thách thức - Không chỉ là 150 triệu USD? ảnh 1 Ngày 18-3, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL đã có phiên giải trình trước Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật để phát triển thể thao thành tích cao. Trong đó, chủ yếu liên quan tới công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thể thao; chiến lược phát triển thể dục thể thao, và đặc biệt là việc chuẩn bị cho Đại hội Thể thao châu Á (Asiad) lần thứ 18 tại Việt Nam vào năm 2019 Asiad 2019: Từ cơ hội đến thách thức - Không chỉ là 150 triệu USD? ảnh 2

>> Băn khoăn con số 150 triệu USD tổ chức Asiad tại Việt Nam

 

Lý thuyết thì ổn

Cũng cần làm rõ: 150 triệu USD là số tiền còn lại sau khi đã trừ những phần có sẵn. Phần này bao gồm 80% cơ sở vật chất phục vụ thể thao được xây dựng từ hồi SEA Games 2003 cũng như đã bao gồm các khoản ngân sách duyệt chi về hạ tầng theo quy hoạch của thủ đô Hà Nội từ năm 2010 đến 2020.

Điều này tương tự với các cơ sở ngoài Hà Nội, vốn tính vào ngân sách địa phương mỗi tỉnh, thành. Nói cách khác, đề án đăng cai Asiad 2019 “ăn theo” quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội, coi như đó là phần “đã đầu tư” rồi, không phải tốn thêm tiền.

Đây là lý do mà phía Bộ VH-TT-DL không thể ước tính được tổng mức đầu tư cho Asiad 2019 theo cách tính chung của thế giới.

Như vậy, 150 triệu USD là kinh phí để chi cho một số cơ sở bắt buộc phải xây mới, ví dụ như sân đua xe lòng chảo tại Mỹ Đình. Bên cạnh đó là chi phí tổ chức lễ khai mạc, bế mạc, truyền thông, nhân sự…

Công bằng mà nói, cách tính này không sai. 3 kỳ Asiad gần đây nhất đều diễn ra tại những TP chưa có sẵn cơ sở hạ tầng phục vụ thể thao là Doha (Qatar), Quảng Châu (Trung Quốc) và Incheon (Hàn Quốc). Điều này đồng nghĩa phải xây mới toàn bộ và ngân sách đầu tư luôn phải tính bằng tỷ đô la.

Ví dụ như tại Quảng Châu 2010, con số cuối cùng cao hơn ban đầu đến 100 lần, đến 17 tỷ USD nhưng trong đó hơn 14 tỷ USD dành cho xây dựng. Tại Incheon 2014 sắp đến cũng vậy, số tiền bỏ ra khoảng 1,4 tỷ USD cho xây dựng. Xu hướng chung của thế giới là chỉ đăng cai Asiad nếu cần phát triển kinh tế cho một TP, địa phương nào đó nên ngân sách bỏ ra bao giờ cũng lớn.

Trong khi đó, Việt Nam giành thắng lợi trước các ứng viên Dubai (UAE) và Surabaya (Indonesia) nhờ có sẵn cơ sở vật chất. Trong cuộc đua giành quyền đăng cai, Dubai buộc phải rút lui vì khoản đầu tư mà họ dự kiến lên đến 10 tỷ USD, quá lớn so với tình hình kinh tế khủng hoảng hiện tại. Còn TP Surabaya thì không được đánh giá cao khi hiện chưa có gì từ cơ sở vật chất đến kinh nghiệm tổ chức sự kiện lớn.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh (bìa trái) đang báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quang Thắng

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh (bìa trái) đang báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quang Thắng

Nhưng tiền ở đâu ra?

Lý thuyết là Việt Nam chỉ cần đầu tư mới 20% cho phần ngân sách thể thao, tức là vào khoảng 150 - 200 triệu USD. Nhưng trên thực tế, nguồn tiền đầu tư vẫn là một dấu hỏi. Ví dụ như sân đua xe lòng chảo tại Mỹ Đình. Đã có đối tác từ Hàn Quốc đồng ý đầu tư nhưng đổi lại, họ sẽ phải khai thác kinh doanh địa điểm này với hàng loạt ưu đãi.

 

Asiad 2019: Từ cơ hội đến thách thức - Không chỉ là 150 triệu USD? ảnh 4 Tại phiên giải trình của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngoài các vấn đề về Asiad 2019, bóng đá là chủ đề được chất vấn nhiều. Điều này một lần nữa cho thấy bóng đá đã khiến người dân thất vọng như thế nào. Asiad 2019: Từ cơ hội đến thách thức - Không chỉ là 150 triệu USD? ảnh 5

>> Khi bóng đá “bị” Quốc hội quan tâm

 

Về nguyên tắc, khi quyết định giao quyền đăng cai các sự kiện thì người ta vẫn dựa trên những cam kết của nước chủ nhà trong tương lai. Đành rằng thủ đô Hà Nội đã có quy hoạch và bố trí nguồn vốn xây dựng hạ tầng nhưng chưa lấy gì bảo đảm sẽ khả thi.

Ví dụ như việc xây dựng làng vận động viên theo mô hình chung cư cao cấp, sau Asiad sẽ bán cho người dân, nhưng tiền đâu xây, bán được không thì lại chẳng liên quan đến ngành thể thao. Hoặc như các con đường giao thông phục vụ riêng cho Asiad hiện nay đúng chuẩn nhưng 7 năm tới xuống cấp thì buộc phải tu sửa.

Trường hợp này đã xảy ra tại Olympic London 2012 khi đến tận phút cuối mới hoàn tất việc nâng cấp xa lộ chính nối sân bay chính về trung tâm London để bảo đảm tiêu chuẩn của IOC.

Số tiền 150 triệu USD của Bộ VH-TT-DL đưa ra đã bao gồm các khoản đầu tư thông qua xã hội hóa. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa, nếu việc xã hội hóa không như kỳ vọng, vẫn phải lấy ngân sách để bù vào nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn bắt buộc của Asiad. Đây là vấn đề làm nảy sinh nhiều ý kiến phản biện dựa trên tình hình kinh tế khó khăn hiện tại, rất khó thu hút đầu tư xã hội.

Bài học cụ thể của Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình kể từ sau SEA Games 2003 hoặc đề án hơn chục năm còn nằm trên giấy của Khu liên hợp Rạch Chiếc - TPHCM đến nay là khá rõ. Một khi đã dùng tiền ngân sách, dứt khoát phải tính thêm chi phí “hậu đại hội” bởi sự lãng phí nằm ở chỗ này chứ không phải là đầu tư nhiều hay ít.

YẾN PHƯƠNG - KHANG VIỆT

Tin cùng chuyên mục