Tập luyện và thi đấu thì không thể lường trước được chấn thương, nhưng nếu không may rơi vào nghịch cảnh đó, ai sẽ là người chăm lo cho họ?
Mặc nhiên là ngành TDTT và thậm chí cả địa phương có VĐV được triệu tập lên đội tuyển quốc gia cùng chung sức lo cho VĐV khi bị dính chấn thương. Thế nhưng, đấy là đối với những ca chấn thương nhẹ, có khả năng hồi phục nhanh, hoặc kéo dài vài tháng, nhưng VĐV vẫn còn khả năng trở lại thi đấu đỉnh cao. Tuy nhiên, những ca chấn thương dai dẳng và khó hồi phục hoàn toàn như trường hợp của Lệ Dung hay Phan Thị Hà Thanh, Phạm Phước Hưng, Trương Thanh Hằng… đã trở thành bài toán khó giải đối với chính ngành TDTT.
Thiếu thốn kinh phí vẫn là nguyên nhân chủ yếu, dẫn đến cơ hội đưa VĐV đi nước ngoài phẫu thuật khó khăn. Điều này trên thực tế đã gây ra điều tiếng vì dư luận luôn cho rằng ngành TDTT cố tình “đem con bỏ chợ”, hoặc “vắt chanh bỏ vỏ” sau khi VĐV đã cống hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân lẫn tài năng của mình cho thể thao nước nhà.
Còn nhớ, sau khi thi đấu môn đấu kiếm tại Olympic 2016, bộ môn đã đề xuất lên Tổng cục TDTT đưa Lệ Dung sang Singapore chữa trị và dự trù tốn khoảng hơn 1 tỷ đồng hồi cuối năm 2016. Thế nhưng, ngay cả khi kinh phí được phê duyệt, sau đó kế hoạch phải tạm hoãn do cận Tết Nguyên đán. Năm 2017, việc ngân sách của ngành TDTT bị thu hẹp nên việc chữa trị chấn thương của Lệ Dung không thể thực hiện được. Theo các bác sĩ, giờ đây nếu Lệ Dung được đưa đi phẫu thuật, cô mất thêm ít nhất 6 tháng để hồi phục, đồng nghĩa với việc “nữ hoàng kiếm chém” Đông Nam Á không thể cùng đội tuyển đấu kiếm dự tranh HCV SEA Games 29, mất luôn cơ hội giành thêm 2-3 tấm HCV nữa.
Rõ ràng, trong chuyện này, ngành TDTT đã không chủ động được với chính kế hoạch của mình, tạo nên cảm giác ngao ngán cho VĐV nói chung và tuyển thủ quốc gia nói riêng. Thế nên, khi VĐV được triệu tập lên đội tuyển quốc gia làm nhiệm vụ tại SEA Games, Asiad hay Olympic… xen lẫn với sự tự hào là canh cánh nỗi lo bị chấn thương và không được chữa trị kịp thời…
Mặc nhiên là ngành TDTT và thậm chí cả địa phương có VĐV được triệu tập lên đội tuyển quốc gia cùng chung sức lo cho VĐV khi bị dính chấn thương. Thế nhưng, đấy là đối với những ca chấn thương nhẹ, có khả năng hồi phục nhanh, hoặc kéo dài vài tháng, nhưng VĐV vẫn còn khả năng trở lại thi đấu đỉnh cao. Tuy nhiên, những ca chấn thương dai dẳng và khó hồi phục hoàn toàn như trường hợp của Lệ Dung hay Phan Thị Hà Thanh, Phạm Phước Hưng, Trương Thanh Hằng… đã trở thành bài toán khó giải đối với chính ngành TDTT.
Thiếu thốn kinh phí vẫn là nguyên nhân chủ yếu, dẫn đến cơ hội đưa VĐV đi nước ngoài phẫu thuật khó khăn. Điều này trên thực tế đã gây ra điều tiếng vì dư luận luôn cho rằng ngành TDTT cố tình “đem con bỏ chợ”, hoặc “vắt chanh bỏ vỏ” sau khi VĐV đã cống hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân lẫn tài năng của mình cho thể thao nước nhà.
Còn nhớ, sau khi thi đấu môn đấu kiếm tại Olympic 2016, bộ môn đã đề xuất lên Tổng cục TDTT đưa Lệ Dung sang Singapore chữa trị và dự trù tốn khoảng hơn 1 tỷ đồng hồi cuối năm 2016. Thế nhưng, ngay cả khi kinh phí được phê duyệt, sau đó kế hoạch phải tạm hoãn do cận Tết Nguyên đán. Năm 2017, việc ngân sách của ngành TDTT bị thu hẹp nên việc chữa trị chấn thương của Lệ Dung không thể thực hiện được. Theo các bác sĩ, giờ đây nếu Lệ Dung được đưa đi phẫu thuật, cô mất thêm ít nhất 6 tháng để hồi phục, đồng nghĩa với việc “nữ hoàng kiếm chém” Đông Nam Á không thể cùng đội tuyển đấu kiếm dự tranh HCV SEA Games 29, mất luôn cơ hội giành thêm 2-3 tấm HCV nữa.
Rõ ràng, trong chuyện này, ngành TDTT đã không chủ động được với chính kế hoạch của mình, tạo nên cảm giác ngao ngán cho VĐV nói chung và tuyển thủ quốc gia nói riêng. Thế nên, khi VĐV được triệu tập lên đội tuyển quốc gia làm nhiệm vụ tại SEA Games, Asiad hay Olympic… xen lẫn với sự tự hào là canh cánh nỗi lo bị chấn thương và không được chữa trị kịp thời…