Điểm đáng lưu ý, trong 28 cầu thủ tập trung đợt này có đến 8 người vừa khoác áo U20 Việt Nam chơi World Cup. Chẳng gì khác, HLV Nguyễn Hữu Thắng muốn thổi luồng gió mát tại vòng loại U23 châu Á như cái cách ông đã từng làm trước trận tiếp Jordan ở vòng loại Asian Cup 2019.
Nhiều người cho rằng, việc ông thầy trẻ gọi đến 8 người thuộc biên chế U20 Việt Nam lên đội tuyển U22 là nóng vội. Vì trong danh sách gồm thủ môn Bùi Tiến Dũng, hậu vệ Trần Đình Trọng, Hồ Tấn Tài, Huỳnh Tấn Sinh, Đoàn Văn Hậu, Đỗ Thanh Tịnh, tiền vệ Nguyễn Quang Hải và tiền đạo Hà Đức Chinh chỉ có Đình Trọng (Sài Gòn), Quang Hải (Hà Nội), Đức Chinh (Đà Nẵng) tìm được chỗ đứng tương đối ở CLB. Phần còn lại khá nhọc nhằn kiếm suất sau khi trở về từ Hàn Quốc.
Trong khi đó, ai cũng hiểu để cầu thủ trưởng thành và tìm chỗ trên tuyển thì cần được trao dồi kỹ năng tại đội bóng của mình trước, thay cho đốt cháy giai đoạn. Điều này khác với U22 Thái Lan với hầu hết đang khoác áo các CLB đá giải Thai-League có bản lĩnh và kinh nghiệm dạn dày. Không khó nhận ra, về mặt kinh nghiệm thi đấu các cầu thủ thuộc đội tuyển U20 đang bị vênh nhiều so với những người đang được chơi V-League.
Ví dụ ngay cả Quang Hải, người được xem là nhiều kinh nghiệm nhất ở U20 Việt Nam nhưng chỉ lác đác ra sân, còn Đình Trọng hay Đức Chinh cũng đang chật vật.
Ba cầu thủ trên còn thế thì phần còn lại không được đánh giá cao là rất bình thường. Thế nên, việc HLV Hữu Thắng gọi nhóm cầu thủ này lên chuẩn bị vòng loại U23 châu Á được coi là liệu pháp tâm lý hơn là trông chờ vào hiệu quả chuyên môn.
Một đội tuyển U22 có quá nhiều cầu thủ non nớt rõ ràng đang đi ngược nguyên tắc cùng những giá trị thông thường của bóng đá. Do vậy, nhiều người mới thấy lo cho cái gọi là chiến dịch săn vàng SEA Games 29. Và câu hỏi đặt ra, với nhiều cầu thủ đang thi đấu tại V-League xứng đáng được trao cơ hội sau thời gian phấn đấu lẫn thể hiện, họ sẽ nghĩ gì khi một cầu thủ đá giải hạng Nhì như Hồ Tấn Tài (Bình Định) hay Thanh Tịnh (Đà Nẵng), Tấn Sinh (Quảng Nam) mãi đũng quần dự bị vẫn được gọi tên? Chưa nói, tự bản thân các cầu thủ được trao cơ hội cũng dễ huyễn hoặc về mình.
Cần nghiêm túc với câu hỏi đó, thay cho đội tuyển U22 đang bị méo mó vì mục đích riêng tư của một số người. Trong khi có một thực tế, vài cầu thủ đã nói thật là mình đang “mặc nhầm áo” hoặc chiếc áo khá rộng, do chịu những hệ lụy từ vị thế là thành viên của đội tuyển U22 khi chưa xứng đáng.
Nhiều người cho rằng, việc ông thầy trẻ gọi đến 8 người thuộc biên chế U20 Việt Nam lên đội tuyển U22 là nóng vội. Vì trong danh sách gồm thủ môn Bùi Tiến Dũng, hậu vệ Trần Đình Trọng, Hồ Tấn Tài, Huỳnh Tấn Sinh, Đoàn Văn Hậu, Đỗ Thanh Tịnh, tiền vệ Nguyễn Quang Hải và tiền đạo Hà Đức Chinh chỉ có Đình Trọng (Sài Gòn), Quang Hải (Hà Nội), Đức Chinh (Đà Nẵng) tìm được chỗ đứng tương đối ở CLB. Phần còn lại khá nhọc nhằn kiếm suất sau khi trở về từ Hàn Quốc.
Trong khi đó, ai cũng hiểu để cầu thủ trưởng thành và tìm chỗ trên tuyển thì cần được trao dồi kỹ năng tại đội bóng của mình trước, thay cho đốt cháy giai đoạn. Điều này khác với U22 Thái Lan với hầu hết đang khoác áo các CLB đá giải Thai-League có bản lĩnh và kinh nghiệm dạn dày. Không khó nhận ra, về mặt kinh nghiệm thi đấu các cầu thủ thuộc đội tuyển U20 đang bị vênh nhiều so với những người đang được chơi V-League.
Ví dụ ngay cả Quang Hải, người được xem là nhiều kinh nghiệm nhất ở U20 Việt Nam nhưng chỉ lác đác ra sân, còn Đình Trọng hay Đức Chinh cũng đang chật vật.
Ba cầu thủ trên còn thế thì phần còn lại không được đánh giá cao là rất bình thường. Thế nên, việc HLV Hữu Thắng gọi nhóm cầu thủ này lên chuẩn bị vòng loại U23 châu Á được coi là liệu pháp tâm lý hơn là trông chờ vào hiệu quả chuyên môn.
Một đội tuyển U22 có quá nhiều cầu thủ non nớt rõ ràng đang đi ngược nguyên tắc cùng những giá trị thông thường của bóng đá. Do vậy, nhiều người mới thấy lo cho cái gọi là chiến dịch săn vàng SEA Games 29. Và câu hỏi đặt ra, với nhiều cầu thủ đang thi đấu tại V-League xứng đáng được trao cơ hội sau thời gian phấn đấu lẫn thể hiện, họ sẽ nghĩ gì khi một cầu thủ đá giải hạng Nhì như Hồ Tấn Tài (Bình Định) hay Thanh Tịnh (Đà Nẵng), Tấn Sinh (Quảng Nam) mãi đũng quần dự bị vẫn được gọi tên? Chưa nói, tự bản thân các cầu thủ được trao cơ hội cũng dễ huyễn hoặc về mình.
Cần nghiêm túc với câu hỏi đó, thay cho đội tuyển U22 đang bị méo mó vì mục đích riêng tư của một số người. Trong khi có một thực tế, vài cầu thủ đã nói thật là mình đang “mặc nhầm áo” hoặc chiếc áo khá rộng, do chịu những hệ lụy từ vị thế là thành viên của đội tuyển U22 khi chưa xứng đáng.