Vì lẽ đó, việc Công Phượng có tên nhưng không nằm trong tốp 5 vừa bất ngờ vừa chẳng bất ngờ.
Điều không bất ngờ đầu tiên xuất phát từ thành tích của Hoàng Anh Gia Lai - đội bóng mà Công Phượng đang khoác áo. Đây chính là sự khác biệt giữa Quang Hải và Công Phượng. Cầu thủ 20 tuổi Quang Hải xuất hiện ở đề cử giải thưởng Quả bóng vàng nam lẫn giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất nhờ những đóng góp của anh trong màu áo Hà Nội, đội cạnh tranh chức vô địch đến tận phút cuối, trong khi HA.GL lại xếp ở nhóm dưới. Sự vắng mặt của các cầu thủ HA.GL ở 2 kỳ trao giải gần đây cũng xuất phát từ lý do này. Thật khó để bầu chọn 1 thành viên của đội bóng đứng trong nhóm trung bình kém.
Tất nhiên, cũng có những ngoại lệ, như trường hợp của Anh Đức (Becamex Bình Dương, đề cử giải Quả bóng vàng) hay Nsi (Cần Thơ, đề cử giải Cầu thủ ngoại xuất sắc). Họ là thành viên của các đội bóng có vị trí kém hơn HA.GL nhưng bù lại, sự xuất sắc ở khía cạnh cá nhân lại nổi trội. Anh Đức là Vua phá lưới V-League, trong khi Nsi xếp thứ 2 danh sách ghi bàn. Ở đội bóng có thành tích kém, việc ghi nhiều bàn đã khẳng định thêm năng lực cá nhân của họ. Tóm lại, Công Phượng thiếu cùng lúc 2 yếu tố cá nhân lẫn tập thể.
Điều không bất ngờ kế tiếp, đến từ chính Công Phượng. Năm 2017 lẽ ra đã thuộc về cầu thủ này nếu như U.22 Việt Nam không thất bại tại SEA Games 29. Các năm có SEA Games, những cầu thủ của tuyển trẻ luôn chiếm ưu thế, như trường hợp của Văn Quyến (2003), Công Vinh (2007), Thành Lương (2009). Nhưng rõ ràng, việc U.22 bị loại ngay từ vòng bảng, cơ hội để tỏa sáng của Công Phượng cũng kết thúc chóng vánh bởi trong 2 trận đấu quan trọng nhất trước Indonesia và Thái Lan, cầu thủ được kỳ vọng nhất đã không có bàn thắng nào, ít nhiều cũng gánh phần trách nhiệm. Nói cách khác, thất bại của U.22 Việt Nam cũng chính là thất bại của Công Phượng. Trong khi đó, ở những sân chơi cấp đội tuyển khác, Công Phượng cũng không chơi tốt hơn các ứng viên còn lại trong tốp 5, vốn đều là tuyển thủ quốc gia như anh.
Nếu nói điều bất ngờ, thì đó là sự có mặt của Xuân Trường. Xét trên mọi phương diện, khó nói là Xuân Trường tốt hơn Công Phượng. “Bí ẩn” của việc Xuân Trường lọt vào tốp 5 có lẽ chỉ được “giải mã” bằng chính những lá phiếu bầu chọn.
Trên thực tế, những bất ngờ nói trên là một phần thú vị của mỗi kỳ bầu chọn Quả bóng vàng Việt Nam. Kết quả bầu chọn căn cứ trên những lá phiếu bầu, dựa trên những đánh giá khác nhau theo những góc nhìn khác nhau. Thành phần tham gia bầu chọn được lựa chọn trên các tiêu chí chuyên môn (chuyên gia), đặc thù (HLV) cũng như tính phổ quát (nhà báo). Chính vì vậy, Ban Tổ chức Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam cũng dành riêng cho người hâm mộ một “cuộc chơi” khác: Bầu chọn Cầu thủ được yêu thích nhất, thông qua hình thức nhắn tin.
Điều không bất ngờ đầu tiên xuất phát từ thành tích của Hoàng Anh Gia Lai - đội bóng mà Công Phượng đang khoác áo. Đây chính là sự khác biệt giữa Quang Hải và Công Phượng. Cầu thủ 20 tuổi Quang Hải xuất hiện ở đề cử giải thưởng Quả bóng vàng nam lẫn giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất nhờ những đóng góp của anh trong màu áo Hà Nội, đội cạnh tranh chức vô địch đến tận phút cuối, trong khi HA.GL lại xếp ở nhóm dưới. Sự vắng mặt của các cầu thủ HA.GL ở 2 kỳ trao giải gần đây cũng xuất phát từ lý do này. Thật khó để bầu chọn 1 thành viên của đội bóng đứng trong nhóm trung bình kém.
Tất nhiên, cũng có những ngoại lệ, như trường hợp của Anh Đức (Becamex Bình Dương, đề cử giải Quả bóng vàng) hay Nsi (Cần Thơ, đề cử giải Cầu thủ ngoại xuất sắc). Họ là thành viên của các đội bóng có vị trí kém hơn HA.GL nhưng bù lại, sự xuất sắc ở khía cạnh cá nhân lại nổi trội. Anh Đức là Vua phá lưới V-League, trong khi Nsi xếp thứ 2 danh sách ghi bàn. Ở đội bóng có thành tích kém, việc ghi nhiều bàn đã khẳng định thêm năng lực cá nhân của họ. Tóm lại, Công Phượng thiếu cùng lúc 2 yếu tố cá nhân lẫn tập thể.
Điều không bất ngờ kế tiếp, đến từ chính Công Phượng. Năm 2017 lẽ ra đã thuộc về cầu thủ này nếu như U.22 Việt Nam không thất bại tại SEA Games 29. Các năm có SEA Games, những cầu thủ của tuyển trẻ luôn chiếm ưu thế, như trường hợp của Văn Quyến (2003), Công Vinh (2007), Thành Lương (2009). Nhưng rõ ràng, việc U.22 bị loại ngay từ vòng bảng, cơ hội để tỏa sáng của Công Phượng cũng kết thúc chóng vánh bởi trong 2 trận đấu quan trọng nhất trước Indonesia và Thái Lan, cầu thủ được kỳ vọng nhất đã không có bàn thắng nào, ít nhiều cũng gánh phần trách nhiệm. Nói cách khác, thất bại của U.22 Việt Nam cũng chính là thất bại của Công Phượng. Trong khi đó, ở những sân chơi cấp đội tuyển khác, Công Phượng cũng không chơi tốt hơn các ứng viên còn lại trong tốp 5, vốn đều là tuyển thủ quốc gia như anh.
Nếu nói điều bất ngờ, thì đó là sự có mặt của Xuân Trường. Xét trên mọi phương diện, khó nói là Xuân Trường tốt hơn Công Phượng. “Bí ẩn” của việc Xuân Trường lọt vào tốp 5 có lẽ chỉ được “giải mã” bằng chính những lá phiếu bầu chọn.
Trên thực tế, những bất ngờ nói trên là một phần thú vị của mỗi kỳ bầu chọn Quả bóng vàng Việt Nam. Kết quả bầu chọn căn cứ trên những lá phiếu bầu, dựa trên những đánh giá khác nhau theo những góc nhìn khác nhau. Thành phần tham gia bầu chọn được lựa chọn trên các tiêu chí chuyên môn (chuyên gia), đặc thù (HLV) cũng như tính phổ quát (nhà báo). Chính vì vậy, Ban Tổ chức Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam cũng dành riêng cho người hâm mộ một “cuộc chơi” khác: Bầu chọn Cầu thủ được yêu thích nhất, thông qua hình thức nhắn tin.