V-League 2015: Tuyển quân thời kỳ khó khăn

Thoạt nhìn thị trường chuyển nhượng cầu thủ trong thời gian qua có vẻ như khá nhộn nhịp, từ việc B.Bình Dương tiếp tục hào hứng trang bị lực lượng đến Than Quảng Ninh, QNK Quảng Nam, Thanh Hóa, Cần Thơ… cũng hứng khởi không kém. Tuy nhiên, so với mùa bóng trước mặt bằng giá trị cầu thủ cũng chưa được cải thiện, với các bản hợp đồng hầu hết cũng không có những con số ngất ngưởng.

Thoạt nhìn thị trường chuyển nhượng cầu thủ trong thời gian qua có vẻ như khá nhộn nhịp, từ việc B.Bình Dương tiếp tục hào hứng trang bị lực lượng đến Than Quảng Ninh, QNK Quảng Nam, Thanh Hóa, Cần Thơ… cũng hứng khởi không kém. Tuy nhiên, so với mùa bóng trước mặt bằng giá trị cầu thủ cũng chưa được cải thiện, với các bản hợp đồng hầu hết cũng không có những con số ngất ngưởng.

Hào phóng như Cần Thơ và Đồng Nai

Nguyên nhân cũng không khác trước, nhiều nơi đã và đang thắt chặt hầu bao và chuyện chọn quân càng chi li hơn bao giờ hết. Ở phía Nam, 2 đội dẫn đầu ở thị trường chuyển nhượng về quân số là Cần Thơ và Đồng Nai khi có gần 30 cầu thủ mới đến với 2 đội này. Chuyện tuyển quân ồ ạt của 2 đội này cũng là điều bắt buộc khi mà họ không có nguồn lực địa phương đủ sức để đưa lên đội 1.

Với việc tuyển quân rầm rộ, CĐV Cần Thơ đang trông chờ màn thể hiện ấn tượng của đội nhà tại V-League 2015.

Ở Cần Thơ, ngay cả đội U21 vừa qua cũng phải gom góp từ nhiều nguồn để tổ chức VCK quốc gia thì nói gì đến chuyện sung quân địa phương cho đội tuyển. HLV Nguyễn Văn Sỹ đã thực hiện chiến dịch gom quân khá rầm rộ trong suốt 2-3 tháng qua, và dĩ nhiên là rất tốt kém. Việc phải hăng hái ở thị trường chuyển nhượng với Cần Thơ là chuyện bắt buộc để hy vọng có sự tồn tại ít nhất là đến hết mùa bóng 2015, bởi dàn cầu thủ cũ thực tế chưa đủ sức để đua trụ hạng tại V-League. Tương tự như vậy là Đồng Nai cũng ồ ạt chiêu binh nhằm thay thế cho một loạt cựu binh bị dính vào vụ việc tiêu cực ở mùa bóng trước.

Vụ tiêu cực ấy đã ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của bóng đá Đồng Nai, nên chuyện phải chuẩn bị lại lực lượng mạnh mẽ và “đàng hoàng” hơn để lấy lại niềm tin nơi khán giả là điều ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, cũng chính việc có kinh phí ổn định cùng sự nhanh tay nên Đồng Nai đã sớm có được dàn cầu thủ ưng ý mà theo đánh giá của ông Sự là còn tốt hơn các cầu thủ “dính chàm”.

Ít có những bản hợp đồng “bom tấn”

Ngoại trừ Cần Thơ và Đồng Nai, nhiều nơi khác đã khá kén chọn cầu thủ. Họ sẵn sàng chi bộn tiền nhưng chủ yếu là để giữ những trụ cột như ở Than QN, Thanh Hóa, QNK Quảng Nam và chuyện tuyển quân thì thuộc hàng “sao” như Quang Hải cập bến Than QN. Còn ở Quảng Nam, dàn cầu thủ mới đến với đội này chủ yếu từ 2 nguồn “quen biết” ở HN T&T và SHB Đà Nẵng, kể cả tân HLV Hoàng Văn Phúc cũng là người cũ của bầu Hiển. Dĩ nhiên là lấy cầu thủ từ những nơi quen biết, trước tiên có lợi về giá cả cũng như đã nắm được cá tính của từng cầu thủ mà mình đưa về.

HAGL cũng tương tự, thay mới gần như cả đội nhưng chủ yếu là đôn cầu thủ trẻ lên. Rồi ĐTLA mùa này cũng không có những biến động đáng kể về lực lượng mà nguyên nhân chính vẫn là những khó khăn về tài chánh. Đầu vào ở nhiều đội bóng dù khá “mở”, nhưng thực tế là “đóng” về chi phí bởi cầu thủ ngày nay đã biết mình đang ở đâu nên cũng không còn cảnh đẩy giá cao như trước kia.

Hai trường hợp đáng chú ý trước ngày khai mạc phải nói đến Bửu Ngọc và Hồng Quân, mà theo giới thạo tin thì phí chuyển nhượng của cả 2 có thể từ 1 tỷ đồng trở lên/mùa bóng dựa theo trình độ và tuổi trẻ của họ. Hãy chờ xem đâu là điểm đến của họ.

Quốc Cường

Tin cùng chuyên mục