Ở thời điểm hiện tại, Osaka đang là “Tay vợt tối thượng” của làng quần vợt nữ thế giới - WTA Tour. Cô đang là Đương kim vô địch của US Open, và cũng là Đương kim vô địch giải Australian Open. Thậm chí, cô hiện đang là Đương kim “Nữ hoàng của WTA” (vượt hơn tay vợt người Úc Ashleigh Barty với khoảng cách 105 điểm).
Nhưng kể từ sau khi chia tay vị HLV người Đức giàu kinh nghiệm là Sascha Bajin, Osaka đang lâm vào tình trạng bế tắc. Cô thi đấu sa sút, thường xuyên thất thủ ở những trận đấu, những giải đấu rất quan trọng. Và điều tiên quyết chính là, cô khóc lóc rất nhiều, chảy nước mắt rất nhiều khi bị hạch hỏi về tình trạng của mình.
“Nữ hoàng khóc nhè” đã để thua đến 10 trận đấu, và chỉ thắng được 17 trận kể từ sau khi chia tay HLV Bajin (ngay sau thành công ở Australian Open). Thậm chí, sau thất bại ở Roland Garros hồi cuối tháng 5 - bị loại thẳng thừng ở vòng 3 sau khi thua Katerina Siniakova với điểm số 4-6, 2-6, cô còn đánh mất ngôi số 1 thế giới vào tay Barty, người đã đăng quang ngôi vô địch ở Paris sau đó. Rất may là, Osaka mới vừa qua mặt Barty để cướp lại ngôi “Nữ hoàng” và cô sẽ giữ vị trí số 1 thế giới khi bước vào US Open 2019…
Sao cũng được, Osaka sẽ sử dụng US Open để tìm lại sự tự tin của mình. Ở New York, nơi mà lần đầu tiên “Nữ hoàng khóc nhè” để lộ ra những giọt nước mắt yếu đuối cho cả thế giới trông thấy, Osaka sẽ tận dụng sự quen thuộc, thứ khí tức thuận mắt, vì đây như là ngôi nhà của cô, để gặt hái được nhưng kết quả tốt, tốt nhất!
“Tôi nghĩ, New York là nhà của tôi”, tay vợt 21 tuổi người Nhật Bản đã cho biết khi lên tiếng trả lời phỏng vấn của CBS, “Bất cứ khi nào tôi quay trở về nơi này, tôi đều cảm thấy thoải mái ngay lập tức. Với tôi, đây luôn luôn là một giấc mơ. Chúng tôi muốn thắng các danh hiệu Grand Slam. Chúng tôi muốn trở thành số 1 thế giới”.
Nhớ lại khoảng khắc nâng cao chiếc cúp vô địch trong nghẹn ngào ở Flushing Meadwos hồi năm ngoái, Osaka thừa nhận cô có chút nhút nhát khi nói chuyện với Serena Williams, một trong những thần tượng của cô (đương nhiên, Osaka thừa khéo léo để không nói đến sự “quậy phá” của đàn chị trong buổi trao giải thưởng…
Osaka cho biết: “Tôi có một sự tôn trọng khổng lổ dành cho cô ấy. Tôi không nói: “
Xin chào” với cô ấy, hay bất cứ thứ gì, tôi đã quá bối rối và nhút nhát”. Có lẽ, đó cũng là một phần lý do khiến cô hình thành nên một bộ dạng như hiện nay: “Một Nữ hoàng luôn sẵn sàng… khóc nhè mọi lúc mọi nơi”, bất kỳ lúc nào khi gặp thất bại”.
Ở US Open 2019, trong khi “đàn chị” Serena có trận đấu giải quyết “tất cả mọi ân oán tình thù” với “một đại kình địch cả trong lần ngoài sân đấu” đó là tay vợt nữ tóc vàng người Nga - Maria Sharapova, Osaka thảnh thơi hơn khi chỉ phải đối đầu Anna Blinkova (một “đàn em nhỏ xíu” của Sharapova, tay vợt 20 tuổi hạng 66 thế giới).
Trong quá khứ, Osaka chưa từng đối mặt với Blinkova. Tuy nhiên, cô cũng không nên lo lắng. Blinkova tuy là một trong tay vợt thuộc thế hệ trẻ của làng quần vợt nữ nước Nga, bên cạnh nhưng Daria Kasatkina, Veronika Kudermetova… nhưng kinh nghiệm thực chiến chưa nhiều. Ở mùa này, cô để thua 7/9 trận đấu đẳng cấp WTA Tour.