Bản thân Tuấn Anh với thể hình có phần “mỏng cơm” của mình cũng chưa chắc nổi trội hơn các đàn anh, hoặc kể cả những đồng nghiệp cùng tuổi. Bóng đá Việt Nam có thể thiếu trung phong như Lê Công Vinh, thiếu những tay chuyền bóng đẳng cấp như Xuân Trường, thiếu những “kỹ thuật gia” như Công Phượng, nhưng tuyệt đối chưa bao giờ thiếu tiền vệ trung tâm tốt kiểu Tuấn Anh.
Thế nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao một cầu thủ mới 21-22 tuổi lại chấn thương thường xuyên và rất nặng như vậy mặc dù anh thi đấu không nhiều? Tại sao chúng ta không hề thiếu tiền vệ trung tâm nhưng lại cứ mặc nhiên để Tuấn Anh có một suất đá chính trên tuyển? Tại sao có chuyện một cầu thủ hơn nửa năm không chơi bóng đỉnh cao, lại vừa hồi phục chấn thương, nhưng được “bốc thẳng” lên tuyển để đá SEA Games để rồi có thể anh ta sẽ không thể trở lại phong độ tốt của mình khi gặp chấn thương lần nữa?
2. Hỏi là đã trả lời! Đấy là một câu chuyện buồn của bóng đá Việt Nam và đã kéo dài rất nhiều năm.
Chúng ta đã từng “đánh cược” với một thế hệ của năm 2003 và nhận lãnh hậu quả rất lớn. Đa số những cầu thủ của thế hệ đó đều không chơi bóng được đến tuổi 30. Bền bỉ như Lê Công Vinh, cũng chỉ đá đến tuổi 31. Trong khi đó, dàn cầu thủ “Thế hệ vàng” trước đó vẫn chơi tốt sau 30 tuổi.
Như chúng tôi nhiều lần đề cập, đá mỗi năm 40-50 trận là bình thường với bóng đá thế giới nhưng là bất thường với bóng đá Việt Nam. Với một bộ khung, chúng ta sử dụng để vận hành các đội tuyển “đều đều như vắt chanh”. Trong lứa U19 được yêu mến ấy, Xuân Trường là cầu thủ tỏa sáng muộn nhất nhưng lại có tương lai nhất, đó là nhờ may mắn… ngồi dự bị tại Hàn Quốc 2 năm qua. Dinh dưỡng tốt, tập luyện khoa học, thi đấu vừa phải… đó là những yếu tố giúp Xuân Trường giữ được phong độ.
Ngược lại, là Tuấn Anh. Việc không đá bóng suốt hơn 6 tháng qua của tiền vệ này là do chấn thương chứ không phải ở tình trạng duy trì phong độ sẵn sàng ra sân của Xuân Trường. Nói cách khác, nơi để Tuấn Anh hòa nhập trở lại là V-League chứ không phải các trận đấu ở cấp độ cao nhất như đội tuyển. Việc cho phép Tuấn Anh lên tuyển là sự chiều chuộng có tác dụng ngược của những người có trách nhiệm, bao gồm bầu Đức lẫn HLV Hữu Thắng. Xét ở khía cạnh tâm lý, tiền vệ người Thái Bình sẽ chịu áp lực phải cố gắng gấp đôi người khác để chứng tỏ mình. Điều đó chỉ gây thêm chấn thương mà thôi.
3. Ai cũng muốn thấy Tuấn Anh thi đấu tại SEA Games 29, nhưng cái chúng ta mong hơn đó là có nhiều Tuấn Anh chứ không phải là kiểu “dồn trứng vào một rổ” như hiện nay. Nếu giả như đừng gọi Tuấn Anh lên tuyển, có lẽ chẳng ai trách móc gì HLV Hữu Thắng cả, chưa kể còn tạo điều kiện cho cầu thủ khác cũng như bản thân Tuấn Anh. Không lẽ chúng ta cứ thích làm ngược với thế giới: đánh giá cầu thủ qua những buổi tập chứ không phải từ thực địa thi đấu ở cấp CLB?
Thế nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao một cầu thủ mới 21-22 tuổi lại chấn thương thường xuyên và rất nặng như vậy mặc dù anh thi đấu không nhiều? Tại sao chúng ta không hề thiếu tiền vệ trung tâm nhưng lại cứ mặc nhiên để Tuấn Anh có một suất đá chính trên tuyển? Tại sao có chuyện một cầu thủ hơn nửa năm không chơi bóng đỉnh cao, lại vừa hồi phục chấn thương, nhưng được “bốc thẳng” lên tuyển để đá SEA Games để rồi có thể anh ta sẽ không thể trở lại phong độ tốt của mình khi gặp chấn thương lần nữa?
2. Hỏi là đã trả lời! Đấy là một câu chuyện buồn của bóng đá Việt Nam và đã kéo dài rất nhiều năm.
Chúng ta đã từng “đánh cược” với một thế hệ của năm 2003 và nhận lãnh hậu quả rất lớn. Đa số những cầu thủ của thế hệ đó đều không chơi bóng được đến tuổi 30. Bền bỉ như Lê Công Vinh, cũng chỉ đá đến tuổi 31. Trong khi đó, dàn cầu thủ “Thế hệ vàng” trước đó vẫn chơi tốt sau 30 tuổi.
Như chúng tôi nhiều lần đề cập, đá mỗi năm 40-50 trận là bình thường với bóng đá thế giới nhưng là bất thường với bóng đá Việt Nam. Với một bộ khung, chúng ta sử dụng để vận hành các đội tuyển “đều đều như vắt chanh”. Trong lứa U19 được yêu mến ấy, Xuân Trường là cầu thủ tỏa sáng muộn nhất nhưng lại có tương lai nhất, đó là nhờ may mắn… ngồi dự bị tại Hàn Quốc 2 năm qua. Dinh dưỡng tốt, tập luyện khoa học, thi đấu vừa phải… đó là những yếu tố giúp Xuân Trường giữ được phong độ.
Ngược lại, là Tuấn Anh. Việc không đá bóng suốt hơn 6 tháng qua của tiền vệ này là do chấn thương chứ không phải ở tình trạng duy trì phong độ sẵn sàng ra sân của Xuân Trường. Nói cách khác, nơi để Tuấn Anh hòa nhập trở lại là V-League chứ không phải các trận đấu ở cấp độ cao nhất như đội tuyển. Việc cho phép Tuấn Anh lên tuyển là sự chiều chuộng có tác dụng ngược của những người có trách nhiệm, bao gồm bầu Đức lẫn HLV Hữu Thắng. Xét ở khía cạnh tâm lý, tiền vệ người Thái Bình sẽ chịu áp lực phải cố gắng gấp đôi người khác để chứng tỏ mình. Điều đó chỉ gây thêm chấn thương mà thôi.
3. Ai cũng muốn thấy Tuấn Anh thi đấu tại SEA Games 29, nhưng cái chúng ta mong hơn đó là có nhiều Tuấn Anh chứ không phải là kiểu “dồn trứng vào một rổ” như hiện nay. Nếu giả như đừng gọi Tuấn Anh lên tuyển, có lẽ chẳng ai trách móc gì HLV Hữu Thắng cả, chưa kể còn tạo điều kiện cho cầu thủ khác cũng như bản thân Tuấn Anh. Không lẽ chúng ta cứ thích làm ngược với thế giới: đánh giá cầu thủ qua những buổi tập chứ không phải từ thực địa thi đấu ở cấp CLB?