Cần lưu ý là HAGL chơi rất đẹp mắt ở V-League nhưng họ lại rất yếu về năng lực ghi bàn. Trong 3 mùa giải gần nhất, dù có Công Phượng, Tuấn Anh hay không thì số bàn thắng của HAGL chỉ nằm trong nhóm các đội ghi bàn kém nhất giải. Đây chẳng phải là điều mới mẻ gì bởi chất lượng của HAGL nằm ở kỹ thuật cá nhân, sự ăn ý của một nhóm cầu thủ đến từ một lò đào tạo vốn dĩ không chuyên sâu về kỹ năng thi đấu ở từng vị trí.
Cứ tưởng với một bộ khung như vậy, khi lên tuyển sẽ khác bởi còn có thêm những cầu thủ đến từ các CLB còn lại trong cả nước. Thực tế cho thấy U22 vẫn chỉ là một HAGL mở rộng. Cũng lối chơi, cũng sự thiếu hiệu quả ở khu vực tiền đạo và cũng những yếu kém cố hữu trong phòng thủ.
2. Chuyên gia Lê Thụy Hải vừa có nhận xét rất… thâm. Đại loại là nếu U22 có vô địch SEA Games 29 thì đấy là công của… bầu Đức.
Nhận xét ấy không nhắc đến HLV Hữu Thắng, đó cũng là điều dễ hiểu. Nếu nói về dấu ấn, U22 hiện nay đã đá đẹp hơn đội tuyển quốc gia năm ngoái. Sự thay đổi này đến từ HLV Hữu Thắng hay chẳng qua là vì các cầu thủ HAGL đang làm nòng cốt? Muốn biết rõ hơn, cứ nhìn vào những thay đổi mà ông Thắng có thể “làm mới” ở khu vực tiền đạo và hậu vệ.
Ở tuyến trên, sau khi không còn Lê Công Vinh, hiện không ai biết tiền đạo số 1 của U22 cả? Hà Đức Chinh quá non cho một vị trí quan trọng như vậy nhưng không Chinh thì ai? Cứ đếm số bàn thắng của U22 từ vòng loại U23 đến nay thì biết: 2/3 thuộc về nhóm cầu thủ HAGL.
Ở tuyến dưới, như đã từng đề cập, HLV Hữu Thắng buộc phải dùng Đoàn Văn Hậu mới 18 tuổi và trung vệ Tiến Dũng đến từ giải hạng nhất. Nhà cầm quân xứ Nghệ còn liên tục kéo tiền vệ phòng thủ Đỗ Duy Mạnh về đá trung vệ, như vậy là rất thiếu người. Riêng vị trí thủ môn, cả Phí Minh Long lẫn Bùi Tiến Dũng đều không thể hiện sự an tâm như nhau.
Đó đều là những điểm yếu của HAGL trong 3 mùa giải gần nhất đá V-League.
Vậy đâu là vai trò của HLV Hữu Thắng?
Lối chơi thì đã có sẵn, chỉ áp dụng lại. Việc cải tạo hạng công và thủ cũng chưa có dấu hiệu khả quan, hy vọng là ông Thắng sẽ giỏi trong việc đưa ra đấu pháp và điều chỉnh lối chơi ở từng trận đấu cụ thể tại SEA Games 29. Bằng không, nếu có thắng SEA Games thì nhiều người lại cho rằng đó là công của bầu Đức, còn thất bại thì ông Thắng chịu hết.
Cứ tưởng với một bộ khung như vậy, khi lên tuyển sẽ khác bởi còn có thêm những cầu thủ đến từ các CLB còn lại trong cả nước. Thực tế cho thấy U22 vẫn chỉ là một HAGL mở rộng. Cũng lối chơi, cũng sự thiếu hiệu quả ở khu vực tiền đạo và cũng những yếu kém cố hữu trong phòng thủ.
2. Chuyên gia Lê Thụy Hải vừa có nhận xét rất… thâm. Đại loại là nếu U22 có vô địch SEA Games 29 thì đấy là công của… bầu Đức.
Nhận xét ấy không nhắc đến HLV Hữu Thắng, đó cũng là điều dễ hiểu. Nếu nói về dấu ấn, U22 hiện nay đã đá đẹp hơn đội tuyển quốc gia năm ngoái. Sự thay đổi này đến từ HLV Hữu Thắng hay chẳng qua là vì các cầu thủ HAGL đang làm nòng cốt? Muốn biết rõ hơn, cứ nhìn vào những thay đổi mà ông Thắng có thể “làm mới” ở khu vực tiền đạo và hậu vệ.
Ở tuyến trên, sau khi không còn Lê Công Vinh, hiện không ai biết tiền đạo số 1 của U22 cả? Hà Đức Chinh quá non cho một vị trí quan trọng như vậy nhưng không Chinh thì ai? Cứ đếm số bàn thắng của U22 từ vòng loại U23 đến nay thì biết: 2/3 thuộc về nhóm cầu thủ HAGL.
Ở tuyến dưới, như đã từng đề cập, HLV Hữu Thắng buộc phải dùng Đoàn Văn Hậu mới 18 tuổi và trung vệ Tiến Dũng đến từ giải hạng nhất. Nhà cầm quân xứ Nghệ còn liên tục kéo tiền vệ phòng thủ Đỗ Duy Mạnh về đá trung vệ, như vậy là rất thiếu người. Riêng vị trí thủ môn, cả Phí Minh Long lẫn Bùi Tiến Dũng đều không thể hiện sự an tâm như nhau.
Đó đều là những điểm yếu của HAGL trong 3 mùa giải gần nhất đá V-League.
Vậy đâu là vai trò của HLV Hữu Thắng?
Lối chơi thì đã có sẵn, chỉ áp dụng lại. Việc cải tạo hạng công và thủ cũng chưa có dấu hiệu khả quan, hy vọng là ông Thắng sẽ giỏi trong việc đưa ra đấu pháp và điều chỉnh lối chơi ở từng trận đấu cụ thể tại SEA Games 29. Bằng không, nếu có thắng SEA Games thì nhiều người lại cho rằng đó là công của bầu Đức, còn thất bại thì ông Thắng chịu hết.