Phòng ngừa và điều trị các bệnh thường gặp theo mùa

GÓC TƯ VẤN CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG

Công ty Dược phẩm Sanofi vừa tổ chức Hội thảo Khoa học chuyên đề “Phòng ngừa các bệnh thường gặp theo mùa”, với sự tham dự của hơn 1.000 dược sĩ cả nước cùng các chuyên gia đầu ngành về hô hấp, dị ứng và nhi khoa… Năm nay, dược sĩ Nguyễn Thế Tin - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dược học Việt Nam, đã chia sẻ kinh nghiệm và vai trò của người dược sĩ đáp ứng với nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân trong quá trình hội nhập quốc tế về lĩnh vực dược học.

Hội thảo cập nhật thông tin về hiện trạng các bệnh thường gặp theo mùa như: Ho, cảm lạnh, dị ứng, chứng rôm sảy hăm kẽ, viêm da do vi khuẩn ở trẻ em; đồng thời chia sẻ những phương pháp tiếp cận, điều trị đang được áp dụng tại Việt Nam cũng như thế giới. Trong đó, đề cập vai trò điều trị của thuốc tiêu nhầy (thuốc long đàm) trong điều trị ho đàm điển hình như Acetylcystein.

Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen vào cuối năm 2014 tại các thành phố lớn của Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ho trong vòng 3 tháng cuối năm 2014 là 66%, nhóm trẻ 3-7 tuổi chiếm 72%. Ho là một phản xạ bảo vệ cơ thể, do vậy theo quan điểm điều trị cho tình trạng ho đàm, việc dùng các thuốc trợ ho có nhiều lợi ích hơn việc dùng các thuốc trị ho. Thuốc trợ ho là thuốc tác động lên chất nhầy, được sử dụng nhằm làm long đàm nhờ tác dụng làm giảm độ dính và độ đàn hồi của chất đàm. Điều trị bằng thuốc trợ ho sẽ hỗ trợ động tác ho dễ dàng tống xuất các chất đàm ra khỏi đường hô hấp. Một khi ho tống xuất thành công các chất đàm ứ đọng, không còn yếu tố kích thích gây ho tại đường hô hấp, người bệnh sẽ hết ho.Thuốc tiêu nhầy - long đàm Acetylcystein hiện có sẵn dạng gói thuốc cốm pha nước uống dành cho trẻ em và dạng viên nang uống tiện dụng cho người lớn.

Hội thảo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thuốc kháng Histamine H1 trong điều trị bệnh Viêm mũi dị ứng và Mề đay như lựa chọn thuốc đầu tay trong các hướng dẫn điều trị trên thế giới hiện nay. Báo cáo khoa học cho thấy hiệu quả của Fexofenadine trong điều trị Viêm mũi dị ứng và Mề đay, không gây an thần, không gây suy giảm khả năng nhận thức, không ảnh hưởng trên tim mạch, không yêu cầu điều chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan. Tỷ lệ Viêm mũi dị ứng ngày càng tăng ở những quốc gia có nền công nghiệp phát triển do ô nhiễm môi trường, hoặc vùng nhiệt đới như Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong khoảng 12-15 tuổi. Viêm mũi dị ứng rất phổ biến, gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi, nghẹt mũi, sung huyết mũi, nhức đầu, giảm khứu giác, khó thở… khiến giấc ngủ người bệnh bất thường, giảm sinh hoạt hàng ngày, hạn chế khả năng học tập, làm việc. Bên cạnh bệnh Viêm mũi dị ứng, bệnh Mề đay cũng rất thường gặp với 2 triệu chứng chính là ngứa và nổi mẩn đỏ trên da. Nguyên nhân gây ra có thể là những chất bình thường và vô hại ở xung quanh chúng ta như thức ăn (tôm, cua, trứng, thịt gà…), bụi nhà, thời tiết, thuốc…

Đó còn là vai trò của việc phối hợp Acid Lactic và Lactoserum trong hỗ trợ điều trị các bệnh viêm da ở trẻ nhỏ Việt Nam như rôm sảy, hăm tã, hăm kẽ, bóng nước, ngứa… Là một acid hữu cơ có tác dụng sát trùng, Acid Lactic được tìm thấy trong cơ thể người, đặc biệt là ở gan, cơ và da. Bên cạnh tác dụng diệt khuẩn, Acid Lactic còn đảm bảo được việc bình thường hóa pH của da, tham gia vào việc chống sự tấn công của các vi khuẩn và các hóa chất nhờ ở tác dụng đệm của thành phần này. Song song đó, Lactoserum là thành phần sinh học, hiện diện ở da và chứa các chất như Lactat, Acid Amin, muối khoáng, nguyên tố vi lượng, sinh tố… Khi phối hợp Acid Lactic và Lactoserum trong hỗ trợ điều trị các bệnh viêm da ở trẻ nhỏ, sự bổ trợ của 2 thành phần này không chỉ giúp kìm hãm sự phát triển vi khuẩn trên da và niêm mạc mà còn giúp phục hồi trạng thái acid sinh lý và cung cấp nước cần thiết cho việc bảo vệ da về mặt sinh lý, được xem như một giải pháp điều trị acid hóa một cách hữu hiệu, giúp hỗ trợ điều trị quan trọng cho các tổn thương và bệnh lý ngoài da,

Thông điệp chung mà các chuyên gia nhấn mạnh trong hội thảo là việc hiểu rõ các cơ chế gây bệnh hay triệu chứng để có giải pháp tối ưu cho bệnh nhân, đồng thời phát huy vai trò quan trọng của dược sĩ trong việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục