Hai lần chỉ còn cách thất bại đúng 3 game đấu, khi bị Simona Halep lần lượt dẫn trước 3-0 trong ván đấu thứ 2 và 3-1 trong ván đấu thứ 3 (trước đó, tay vợt người Rumani đã thắng 6-4 trong ván đấu mở màn), cả 2 lần, Ostapenko đều đã tìm được cách quay trở lại trận đấu một cách khó tin, bằng lối chơi “được ăn cả, ngã về không”, với những cú thuận tay hơn 120 km/h, khiến Halep quá thận trọng ở khu vực cuối sân phải ôm hận. Ostapenko đã giành được danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp, và cũng là Grand Slam - Roland Garros đầu tiên trong sự nghiệp, với chiến thắng chung cuộc có điểm số 4-6, 6-4 và 6-3. Một ngôi sao, thậm chí còn rất trẻ, đã được sinh ra ở Roland Garros.
Cũng như khi để thua Maria Sharapova ở chung kết Roland Garros 2014, lần này, Halep đã thúc thủ trước một tay vợt sở hữu những cú đánh cực mạnh từ đường biên cuối sân, một kiểu đối thủ sẵn sàng chấp nhận “đổi chác” một cú đánh thắng điểm trực tiếp thật sảng khoái bằng một cú đánh hỏng bóng nếu cần phải như thế. Đó là lý do, tay vợt trẻ người Latvia đã tung ra 54 cú đánh thắng điểm trực tiếp nhưng cũng phạm phải 54 lỗi đánh bóng hỏng. Có lẽ vấn đề đơn giản là ở chỗ, Ostapenko dùng điểm số thắng tổng cộng để “đè” đối thủ của mình.
Cô đã trở thành tay vợt không được xếp hạt giống đầu tiên từ thời của Magaret Scriven (Anh) hồi năm 1933 lên ngôi vô địch ở French Open, và tiếp nối những Barbara Jordan (Mỹ, US Open 1979) hay Gustavo Kuerten (Brazil, Roland Garros 1997) thắng danh hiệu đầu tiên là một Grand Slam đình đám. Kuerten đã chứng kiến màn trình diễn của Ostapenko ở Paris. Anh kể rằng, khi đến với Roland Garros hồi 20 năm trước, anh chỉ đặt mục tiêu thắng 1 trận đấu mà thôi. Ai ngờ đâu, anh đã lên ngôi vô địch ngay cái ngày mà Ostapenko ra đời tại Riga. Còn giờ đây, chính Ostapenko cũng không mong chờ điều đó…
Cũng như khi để thua Maria Sharapova ở chung kết Roland Garros 2014, lần này, Halep đã thúc thủ trước một tay vợt sở hữu những cú đánh cực mạnh từ đường biên cuối sân, một kiểu đối thủ sẵn sàng chấp nhận “đổi chác” một cú đánh thắng điểm trực tiếp thật sảng khoái bằng một cú đánh hỏng bóng nếu cần phải như thế. Đó là lý do, tay vợt trẻ người Latvia đã tung ra 54 cú đánh thắng điểm trực tiếp nhưng cũng phạm phải 54 lỗi đánh bóng hỏng. Có lẽ vấn đề đơn giản là ở chỗ, Ostapenko dùng điểm số thắng tổng cộng để “đè” đối thủ của mình.
Cô đã trở thành tay vợt không được xếp hạt giống đầu tiên từ thời của Magaret Scriven (Anh) hồi năm 1933 lên ngôi vô địch ở French Open, và tiếp nối những Barbara Jordan (Mỹ, US Open 1979) hay Gustavo Kuerten (Brazil, Roland Garros 1997) thắng danh hiệu đầu tiên là một Grand Slam đình đám. Kuerten đã chứng kiến màn trình diễn của Ostapenko ở Paris. Anh kể rằng, khi đến với Roland Garros hồi 20 năm trước, anh chỉ đặt mục tiêu thắng 1 trận đấu mà thôi. Ai ngờ đâu, anh đã lên ngôi vô địch ngay cái ngày mà Ostapenko ra đời tại Riga. Còn giờ đây, chính Ostapenko cũng không mong chờ điều đó…