Nuôi bạo lực

Người viết xem lại các băng ghi hình của VTV3 và các bài tường thuật qua báo chí các trận cầu tại Super League đều có cảm giác sờ sợ, bởi những màn kungfu của các cầu thủ nhắm vào nhau, hay như pha bay người tung hai chân của trung vệ Huy Hoàng (SLNA) nhắm vào tiền đạo Samson (Hà Nội T&T) mới thấy sự bạo lực đang ngày càng lớn dần ở bóng đá Việt Nam.

Người viết xem lại các băng ghi hình của VTV3 và các bài tường thuật qua báo chí các trận cầu tại Super League đều có cảm giác sờ sợ, bởi những màn kungfu của các cầu thủ nhắm vào nhau, hay như pha bay người tung hai chân của trung vệ Huy Hoàng (SLNA) nhắm vào tiền đạo Samson (Hà Nội T&T) mới thấy sự bạo lực đang ngày càng lớn dần ở bóng đá Việt Nam.

Khi bóng đá chuyên nghiệp chưa được khẳng định tại Việt Nam, chưa được công nhận đầy đủ bởi tính chuyên nghiệp ở chất lượng thi đấu, khả năng tổ chức từ thấp đến cao và cách cư xử còn rất nghiệp dư của cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài đến các quan chức thì sự thô bạo trên sân cỏ đã vượt quá các giới hạn chuẩn mực của một trận cầu tạm gọi là chuyên nghiệp.

Vì sao vậy? Đó là vì các đội bóng ngày nay chỉ lo mỗi việc đổ thật nhiều tiền vào túi cầu thủ, lo chuyện lương bổng cao sao cho kéo bằng được cầu thủ giỏi về đội, còn chuyện đạo đức, phong cách thi đấu của anh ta thế nào thì mặc kệ. Đa số đội bóng của ta hiện nay “quên béng” chuyện giáo dục tác phong sinh hoạt, phong cách thi đấu trên sân, thậm chí còn ngược lại, có đội giao việc triệt hạ đối phương, làm sao giảm thiểu sức mạnh của đối thủ bằng những cú đá bạo lực. Có thể, dưới góc nhìn của các ông bầu, huấn luyện viên đội bóng ấy thì đá như thế mới là chuyên nghiệp, mới hiệu quả.

Vừa qua trên truyền hình, chúng ta chứng kiến lời phát biểu của Phó Chủ tịch VFF, kiêm Tổng Giám đốc Công ty VPF Phạm Ngọc Viễn khi biện minh cho những hành vi thô bạo của cầu thủ trên sân rằng “là bằng chứng cho thấy các đội bóng đều mong muốn giành thành tích cao chứ không coi nhẹ sân chơi Cúp Quốc gia”. Nói như thế chẳng khác gì thừa nhận tính bạo lực trong bóng đá và với một quan chức đang lãnh đạo, điều hành giải đấu thì có khác gì “nuôi dưỡng” hành vi bạo lực.

Điều đó đã thể hiện bởi các án kỷ luật sau đó như “gãi ngứa”, thậm chí có án còn bị tiểu ban xử lý khiếu nại xóa bỏ. Bạo lực bóng đá không bị trấn áp triệt để thì hệ lụy của nó sẽ khó lường. Cùng một cáo trạng, nhưng bóng đá Anh xử cầu thủ vi phạm cấm thi đấu 4 trận, nhưng với Việt Nam chỉ 2 trận, chưa kể cho kháng án, xử lại và giảm nhẹ. Câu chuyện án phạt lý ra nặng, nhưng đem vào phòng họp thì sau khi bàn đi, tính lại, các vị “phán quan” bóng đá lại đưa ra bản án nhẹ hều, không có tính răn đe. Thậm chí, khi nghe tin cầu thủ Sunday không bị kỷ luật sau vụ xô xát trên sân Thống Nhất ở tứ kết Cúp quốc gia, tiền đạo Huỳnh Kesley Alves đã thốt lên: “Xử thế này bạo lực sẽ leo thang trên sân cỏ Việt Nam”.

Đến lúc cần xem lại cách điều hành của VPF và cả VFF, như Tổng cục TDTT vừa qua đã có ý kiến chỉ đạo việc chấn chỉnh lại công tác tổ chức các trận đấu, nếu không mọi thứ sẽ loạn lên hết.

Minh Hùng

Tin cùng chuyên mục