Thương vụ sáp nhập này được đánh giá như bước tiến xa của Shinhan tại thị trường Việt Nam, cũng như sẽ tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của ngành ngân hàng bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới.
Là một trong những ngân hàng nước ngoài thành công tại Việt Nam nhưng ANZ Việt Nam vẫn bán lại mảng bán lẻ để tập trung nguồn lực vào mảng kinh doanh lớn nhất của họ tại khu vực châu Á- mảng ngân hàng doanh nghiệp. Đây là thị phần mà ANZ Việt Nam luôn nằm trong 4 ngân hàng dẫn đầu, chuyên hỗ trợ thương mại trong khu vực và lưu chuyển dòng vốn. Quyết định này của ANZ Việt Nam đã mở ra cơ hội mới cho Shinhan mở rộng thị phần ngân hàng bán lẻ của mình tại thị trường tiềm năng này.
Ngân hàng Shinhan hiện là đối tác quan trọng của các công ty Hàn Quốc có vốn FDI tại Việt Nam. Để có thể phát triển bền vững, Shinhan cũng cần phát triển song song mảng bán lẻ, bên cạnh mảng doanh nghiệp vốn rất ổn định. Bằng cách mở rộng thị trường ngân hàng bán lẻ trong khi vẫn tập trung phát triển mảng ngân hàng doanh nghiệp, Shinhan có thể đạt được sự cân bằng tốt nhất giữa 2 mảng kinh doanh này.
Việc ký kết thỏa thuận Sáp nhập và Mua lại (M&A) giữa Shinhan và ANZ Việt Nam (ảnh) được kỳ vọng tạo nên những ảnh hưởng tích cực không chỉ đến ngành ngân hàng bán lẻ, mà cả nền kinh tế Việt Nam. Có mặt tại Việt Nam từ năm 1993, Shinhan được cấp tư cách pháp nhân là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài từ năm 2009. Tăng trưởng hơn 20 năm, Shinhan hiện có 18 chi nhánh và phòng giao dịch ở Việt Nam, với ưu thế về công nghệ và đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Khi đó, Shinhan sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ chuẩn mực cao của mình cho các khách hàng hiện tại của ANZ Việt Nam, sau khi sáp nhập thành công. Thỏa thuận sáp nhập giữa đôi bên sẽ bắt đầu có hiệu lực sau khi nhận được sự chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong thời gian này, đôi bên sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo cho việc sáp nhập diễn ra thuận lợi nhất có thể.
Là một trong những ngân hàng nước ngoài thành công tại Việt Nam nhưng ANZ Việt Nam vẫn bán lại mảng bán lẻ để tập trung nguồn lực vào mảng kinh doanh lớn nhất của họ tại khu vực châu Á- mảng ngân hàng doanh nghiệp. Đây là thị phần mà ANZ Việt Nam luôn nằm trong 4 ngân hàng dẫn đầu, chuyên hỗ trợ thương mại trong khu vực và lưu chuyển dòng vốn. Quyết định này của ANZ Việt Nam đã mở ra cơ hội mới cho Shinhan mở rộng thị phần ngân hàng bán lẻ của mình tại thị trường tiềm năng này.
Ngân hàng Shinhan hiện là đối tác quan trọng của các công ty Hàn Quốc có vốn FDI tại Việt Nam. Để có thể phát triển bền vững, Shinhan cũng cần phát triển song song mảng bán lẻ, bên cạnh mảng doanh nghiệp vốn rất ổn định. Bằng cách mở rộng thị trường ngân hàng bán lẻ trong khi vẫn tập trung phát triển mảng ngân hàng doanh nghiệp, Shinhan có thể đạt được sự cân bằng tốt nhất giữa 2 mảng kinh doanh này.
Việc ký kết thỏa thuận Sáp nhập và Mua lại (M&A) giữa Shinhan và ANZ Việt Nam (ảnh) được kỳ vọng tạo nên những ảnh hưởng tích cực không chỉ đến ngành ngân hàng bán lẻ, mà cả nền kinh tế Việt Nam. Có mặt tại Việt Nam từ năm 1993, Shinhan được cấp tư cách pháp nhân là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài từ năm 2009. Tăng trưởng hơn 20 năm, Shinhan hiện có 18 chi nhánh và phòng giao dịch ở Việt Nam, với ưu thế về công nghệ và đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Khi đó, Shinhan sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ chuẩn mực cao của mình cho các khách hàng hiện tại của ANZ Việt Nam, sau khi sáp nhập thành công. Thỏa thuận sáp nhập giữa đôi bên sẽ bắt đầu có hiệu lực sau khi nhận được sự chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong thời gian này, đôi bên sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo cho việc sáp nhập diễn ra thuận lợi nhất có thể.