Năng lực và những giới hạn

Không ai ngạc nhiên khi Thái Lan trở lại với ngôi số 1 tại đấu trường SEA Games. Chuyện họ tái chiếm ngôi vị tương tự ở cấp đội đội tuyển quốc gia cũng sẽ chẳng khiến ai bất ngờ. Vấn đề nằm ở chỗ, sự thay đổi quá nhanh của bóng đá Thái Lan sau 4 năm bị “qua mặt”.
Năng lực và những giới hạn

Không ai ngạc nhiên khi Thái Lan trở lại với ngôi số 1 tại đấu trường SEA Games. Chuyện họ tái chiếm ngôi vị tương tự ở cấp đội đội tuyển quốc gia cũng sẽ chẳng khiến ai bất ngờ. Vấn đề nằm ở chỗ, sự thay đổi quá nhanh của bóng đá Thái Lan sau 4 năm bị “qua mặt”.

Thái Lan không tạo ra những trận đấu khiến người khác phải chú ý như U23 Việt Nam với 12 bàn vào lưới Brunei, Lào (nhân đây cũng xin nói là việc thắng quá lớn như vậy đã không còn được đánh giá cao ở trình độ quốc tế, khi yếu tố đối đầu quan trọng hơn). Thậm chí, cách họ đánh bại Singapore và Indonesia cũng dừng ở mức độ tối thiểu về mặt tỷ số nhưng lại vô cùng thuyết phục ở đẳng cấp. Nhìn chung, xem Thái Lan đá, những nhà chuyên môn đều đồng ý rằng đây là thế hệ sẽ đưa bóng đá Thái lên một tầm cao mới.

Hầu như những pha tranh bóng trên không của các tiền đạo Việt Nam (Văn Thắng) đều bị hàng thủ to cao áp đảo.Dũng Phương

Hầu như những pha tranh bóng trên không của các tiền đạo Việt Nam (Văn Thắng) đều bị hàng thủ to cao áp đảo.Dũng Phương

Nếu giả sử có một kịch bản để Thái Lan và Việt Nam gặp nhau thì sao? Trước hết, chúng ta sẽ thua về thể hình khi dàn cầu thủ Thái Lan ở mức 1m75 trong khi trung bình U23 Việt Nam chỉ cao khoảng 1m70. Kế đến, có thể chúng ta sẽ chơi đầy cố gắng, thể hiện ý chí và tính chiến đấu quen thuộc nhưng cũng sẽ chỉ là kiểu “chạy nhiều ra chiến thuật”, cầm cự một thời gian rồi cũng sẽ bị đánh bại bởi 1 bàn thắng duy nhất như cách mà U23 Thái Lan bóp nghẹt lối chơi của Singapore, Indonesia và giành chiến thắng sau cùng.

Tóm lại, vấn đề giữa U23 Việt Nam và U23 Thái Lan theo lăng kính SEA Games không phải là chuyện bị loại ở vòng bảng và đoạt HCV mà là khoảng cách ngày một lớn về con người, tư duy và năng lực giành chiến thắng.

o0o

Một sự khác nhau hết sức cơ bản: Xem đội bóng của Kiatisak đá, người ta dễ vẽ ra một viễn cảnh còn tốt đẹp hơn cho U23 Thái Lan, còn xem đội của ông Hoàng Văn Phúc đá, người ta chỉ thấy chúng ta đang cố gắng vượt qua chính mình, không hề có tương lai nào cả. Thành tích thực tế đã khẳng định điều đó khi chúng ta thua Singapore và Malaysia cùng một kiểu: Hết sức cố gắng leo lên dốc nhưng lại chẳng đủ năng lực đến đỉnh.

Đấy chính là giới hạn được nhìn thấy quá rõ. Thể hình của đội U23 rất kém, ấy là so sánh ngay với chính các thế hệ trước đây chứ chưa cần đặt ra bình diện quốc tế. Không cần nói cũng biết, “đầu vào” của bóng đá Việt Nam quá kém. Kiểu như cứ biết kỹ thuật đá bóng là thành cầu thủ chuyên nghiệp chứ không cần thêm các tiêu chí khác. Cái này là phản ảnh sự yếu kém của khâu đào tạo. 6 năm trước, A.Riedl đã than thở “cầu thủ Việt Nam… lùn quá” sau khi dừng bước tại Asian Cup 2007. 6 năm sau, vẫn… lùn, và lùn hơn. Tất nhiên, cao thì chưa chắc đá bóng giỏi nhưng nếu thật sự muốn “làm lại” theo đúng nghĩa thì nhất thiết, phải chú ý đến thể hình bởi điều này quyết định chúng ta có thể đi đến đâu khi tiến ra châu lục.

o0o

Với khâu “đầu vào” như thế, cũng khó có thể nói là tư duy chơi bóng của cầu thủ tốt hơn được. Tiêu chí thể hình dễ thấy, còn bỏ qua thì tiêu chí “đầu óc” càng khó thấy hơn. Hãy xem việc hậu vệ Sầm Ngọc Đức lãnh thẻ đỏ ở trận đấu với Lào thì biết. Thứ nhất, hành động đó là sản phẩm của một V-League thích đánh nhau nhiều hơn đá bóng. Thứ hai, nó cho thấy cầu thủ thiếu ý thức thi đấu khi thời điểm đó không được phép nhận thẻ, lại là chủ động tìm đối thủ để trả đũa. Và cuối cùng, quan trọng hơn, nó thể hiện tư duy chơi bóng rất kém khi một hậu vệ “hồn nhiên” bỏ vị trí của mình để “đi tìm” đối phương chứ không phải là tham gia tấn công.

Năng lực của cầu thủ có thể cải thiện bằng nỗ lực cá nhân  nhưng những giới hạn nói trên muốn thay đổi thì lại cần đến tầm nhìn của những nhà quản lý. Sự khác biệt giữa bóng đá Thái Lan và Việt Nam nằm ở chỗ đó.

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục