1. Trao đổi với SGGP Thể Thao, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng xác nhận đúng là việc thực hiện phẫu thuật chấn thương cho Lệ Dung chưa tiến hành. Khúc mắc lớn nhất được ông Thắng cho biết nằm ở kinh phí. “Hiện tại, phía Bệnh viện Thể thao Việt Nam (đơn vị chịu trách nhiệm chữa chấn thương cho Lệ Dung) phải chờ nguồn kinh phí được Bộ tài Chính cấp thì mới đưa VĐV đi phẫu thuật được. Bởi vì, nguyện vọng của Dung là đi Singapore phẫu thuật và chi phí (khoảng 30 ngàn đô-la Singapore) phải xin cấp mới có được”, ông Thắng cho biết.
Vận động viên Lệ Dung chia sẻ: “Hiện tại, hàng ngày tôi có mặt ở Bệnh viện Thể thao Việt Nam để thực hiện liệu pháp vật lý trị liệu tránh việc không vận động sẽ bị teo các cơ. Mong mỏi của tôi là được đi Singapore phẫu thuật dứt điểm chấn thương vùng sụn 2 đầu gối nhưng vẫn chưa rõ cụ thể ngày nào thực hiện”. Cuối năm ngoái, kế hoạch đưa Dung đi phẫu thuật tại Singapore đã được Bệnh viện Thể thao Việt Nam thực hiện thủ tục giấy tờ và xin kinh phí.
Theo tìm hiểu, thời điểm chuẩn bị đi lại cận Tết nguyên đán nên sự chương trình bị chậm lại. Nhà quản lý đã cho VĐV biết rằng việc thực hiện gấp quá không kịp nên chờ. Và như thế, kinh phí được duyệt là của năm 2016 và do không làm nên sang năm 2017, chương trình phải xin cấp lại. Đến lúc này, bản thân VĐV Lệ Dung vẫn chưa biết ngày nào mình mới được phẫu thuật ở Singapore.
Ông Vương Bích Thắng cũng chia sẻ thêm rằng nếu VĐV phẫu thuật tại Việt Nam, cụ thể là ở Bệnh viện Thể thao Việt Nam, thì có thể diễn ra sớm trước. “Tuy vậy, nguyện vọng của VĐV Lệ Dung một người có nhiều cống hiến, là được đi nước ngoài phẫu thuật thì chúng tôi rất tôn trọng”, ông Thắng nói.
2. “Mấy ngày qua, khi Hà Nội thay đổi thời tiết, đôi chân của tôi đau buốt mà không thể đi được. Lúc đau như thế người toát mồ hôi ướt đẫm và mình chỉ biết mong sau cơn đau qua nhanh”, Lệ Dung chia sẻ. Trước đây, một tuyển thủ từng gặp chấn thương tương tự như Lệ Dung là Hoàng Văn Phương (đội bóng chuyền Thể Công).
Từ thực tế mới hiểu, người bệnh như VĐV muốn được phẫu thuật dứt điểm để có sức khỏe lành lặn như thế nào. Trường hợp của Hoàng Văn Phương chưa phẫu thuật nhưng vẫn tiêm thuốc chữa trị rồi bó gối và nén đau ra thi đấu khi làm nhiệm vụ cho đơn vị chủ quản. Với Lệ Dung, cô khẳng định sự nghiệp VĐV của mình là không còn. Điều Dung chờ đợi là sức khỏe được chữa trị tốt để tiếp tục công tác huấn luyện. Lệ Dung mới ở tuổi 32 và tương lai, cuộc sống phía trước rất dài. Không ai muốn mình sẽ phải chống nạng suốt quãng thời gian còn lại.
Thực tế, nhà quản lý môn đấu kiếm tại Hà Nội (đơn vị chủ quản của Lệ Dung) và bộ môn đấu kiếm (Tổng cục TDTT) đã biết về chấn thương của Lệ Dung. Khi Dung- VĐV ở cấp đội tuyển là tài sản quốc gia gặp chấn thương thì việc đảm bảo chế độ chữa trị thuộc về Tổng cục TDTT. Chắc chắn, không ai muốn đùn đẩy trách nhiệm, điều khó vẫn vì tài chính khó khăn. Bệnh viện thể thao Việt Nam phải đợi phê duyệt và Bộ tài Chính cấp mới có kinh phí cho chữa trị. Bây giờ, sau nửa năm, Lệ Dung đã và sẽ tiếp tục chờ...
Vận động viên Lệ Dung chia sẻ: “Hiện tại, hàng ngày tôi có mặt ở Bệnh viện Thể thao Việt Nam để thực hiện liệu pháp vật lý trị liệu tránh việc không vận động sẽ bị teo các cơ. Mong mỏi của tôi là được đi Singapore phẫu thuật dứt điểm chấn thương vùng sụn 2 đầu gối nhưng vẫn chưa rõ cụ thể ngày nào thực hiện”. Cuối năm ngoái, kế hoạch đưa Dung đi phẫu thuật tại Singapore đã được Bệnh viện Thể thao Việt Nam thực hiện thủ tục giấy tờ và xin kinh phí.
Theo tìm hiểu, thời điểm chuẩn bị đi lại cận Tết nguyên đán nên sự chương trình bị chậm lại. Nhà quản lý đã cho VĐV biết rằng việc thực hiện gấp quá không kịp nên chờ. Và như thế, kinh phí được duyệt là của năm 2016 và do không làm nên sang năm 2017, chương trình phải xin cấp lại. Đến lúc này, bản thân VĐV Lệ Dung vẫn chưa biết ngày nào mình mới được phẫu thuật ở Singapore.
Ông Vương Bích Thắng cũng chia sẻ thêm rằng nếu VĐV phẫu thuật tại Việt Nam, cụ thể là ở Bệnh viện Thể thao Việt Nam, thì có thể diễn ra sớm trước. “Tuy vậy, nguyện vọng của VĐV Lệ Dung một người có nhiều cống hiến, là được đi nước ngoài phẫu thuật thì chúng tôi rất tôn trọng”, ông Thắng nói.
2. “Mấy ngày qua, khi Hà Nội thay đổi thời tiết, đôi chân của tôi đau buốt mà không thể đi được. Lúc đau như thế người toát mồ hôi ướt đẫm và mình chỉ biết mong sau cơn đau qua nhanh”, Lệ Dung chia sẻ. Trước đây, một tuyển thủ từng gặp chấn thương tương tự như Lệ Dung là Hoàng Văn Phương (đội bóng chuyền Thể Công).
Từ thực tế mới hiểu, người bệnh như VĐV muốn được phẫu thuật dứt điểm để có sức khỏe lành lặn như thế nào. Trường hợp của Hoàng Văn Phương chưa phẫu thuật nhưng vẫn tiêm thuốc chữa trị rồi bó gối và nén đau ra thi đấu khi làm nhiệm vụ cho đơn vị chủ quản. Với Lệ Dung, cô khẳng định sự nghiệp VĐV của mình là không còn. Điều Dung chờ đợi là sức khỏe được chữa trị tốt để tiếp tục công tác huấn luyện. Lệ Dung mới ở tuổi 32 và tương lai, cuộc sống phía trước rất dài. Không ai muốn mình sẽ phải chống nạng suốt quãng thời gian còn lại.
Thực tế, nhà quản lý môn đấu kiếm tại Hà Nội (đơn vị chủ quản của Lệ Dung) và bộ môn đấu kiếm (Tổng cục TDTT) đã biết về chấn thương của Lệ Dung. Khi Dung- VĐV ở cấp đội tuyển là tài sản quốc gia gặp chấn thương thì việc đảm bảo chế độ chữa trị thuộc về Tổng cục TDTT. Chắc chắn, không ai muốn đùn đẩy trách nhiệm, điều khó vẫn vì tài chính khó khăn. Bệnh viện thể thao Việt Nam phải đợi phê duyệt và Bộ tài Chính cấp mới có kinh phí cho chữa trị. Bây giờ, sau nửa năm, Lệ Dung đã và sẽ tiếp tục chờ...
Nguyễn Thị Lệ Dung vẫn mòn mỏi chờ phẫu thuật. Tự chườm đá cho đầu gối đau là việc làm quen thuộc của Lệ Dung.