Euro 2024 có làm lộ ra khoảng cách Đông -Tây ở Đức?

Trong số 10 thành phố đăng cai tổ chức UEFA Euro 2024, chỉ có một thành phố ở Đông Đức cũ và địa điểm đó cũng chỉ tổ chức được 1 trận đấu tại vòng loại trực tiếp.

Euro 2024 có làm lộ ra khoảng cách Đông -Tây ở Đức?

Cho đến lúc này, dù Đức không thể đi xa hơn vòng tứ kết, nhưng Euro đã được đánh giá là thành công. Với việc tăng gấp đôi doanh số bán bia và xúc xích bratwurst của nhà cung cấp dịch vụ đường sắt quốc gia và dự kiến ​​sẽ tăng thêm 1 tỷ EUR (1,08 tỷ USD) cho nền kinh tế Đức đang bất ổn. Tuy nhiên, ở một khía cạnh mà ít người quan tâm, thì giải đấu này đã làm nổi bật bóng đá Đức ngày nay vẫn được định hình như những di sản của lịch sử bị chia cắt.

Chỉ có một sân bóng tổ chức Euro nằm ở phần đất nước từng thuộc Đông Đức cũ – Leipzig RasenBallsport - RB Leipzig. Tuy nhiên, ngay cả CLB này cũng gây tranh cãi hai thập kỷ sau khi nước Đức thống nhất trong một thương vụ tiếp quản thương mại bởi nhà sản xuất nước giải khát toàn cầu khổng lồ của Áo là Red Bull. Mặc dù điều này hợp pháp nhưng đối với truyền thống bóng đá Đức thì không được ưa thích cho lắm. Các CLB hàng đầu nước Đức vẫn vận hành theo công thức 50-1, ở đó người hâm mộ được xem là chủ của đội bóng. Ngoài ra, chỉ có một cầu thủ trong đội tuyển Đức hiện tại – tiền vệ 34 tuổi Tony Kroos - sinh ra ở Cộng hòa Dân chủ Đức.

LĐBĐ Đức (DFB) không đề cập đến các tiêu chí lựa chọn thành phố đăng cai và địa lý sân vận động cho Euro 2024, giải đấu thứ hai được đăng cai kể từ khi nước Đức thống nhất năm 1990.

INTERACTIVE-EURO-2024-host-cities-1717665571.jpg

Tuy nhiên, các nhà bình luận cho rằng vấn đề này cho thấy khoảng cách đang diễn ra giữa bóng đá Đông Đức và Tây Đức, từ cơ sở hạ tầng, chênh lệch doanh thu và tỷ lệ đại diện ở hai giải Bundesliga. Điều đáng lo ngại là hiện chỉ có 2 đội đến từ miền đông cũ của đất nước trong số 18 đội tham dự giải đấu hàng đầu.

Ulrich Hesse là nhà báo, tác giả của trang bóng đá 11Freunde cho biết: “Sự chia rẽ vẫn tồn tại và thậm chí có thể ngày càng mở rộng. Một trong hai CLB đang chơi ở Bundesliga có trụ sở tại Berlin, nơi đã và luôn đặc biệt. Đội còn lại – RB Leipzig – thậm chí còn không tồn tại khi Bức tường Berlin vẫn còn. Đội bóng này không có bất kỳ mối liên hệ nào với CHDC Đức”.

Sau Thế chiến thứ hai, nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia – Đông Đức và Tây Đức. Thủ đô Berlin dù nằm ở phía Đông nhưng cũng được chia thành hai. Bằng một cách nào đó, 2 nền bóng đá Đông và Tây có phong cách chơi bóng, cũng như mức độ thành công khác nhau.

Đội tuyển quốc gia CHDC Đức không phải là đội có thứ hạng cao nhất trên trường quốc tế. Bóng đá Đông Đức nằm ở hạng trung của các nước châu Âu và được mệnh danh là ‘nhà vô địch thế giới về các trận giao hữu’ vì họ có xu hướng thi đấu tốt trong các trận giao hữu. Tuy nhiên, họ lại phát triển mạnh tài năng trẻ, và có một số cầu thủ nổi tiếng sinh ra ở CHDC Đức đã có sự nghiệp thành công, kể cả ở đội tuyển quốc gia của nước Đức thống nhất.

Nổi tiếng nhất trong số đó là cựu đội trưởng Michael Ballack, người từng thi đấu chuyên nghiệp từ năm 1995 đến năm 2012 cho Bayern Munich và Chelsea và được Pele chọn là một trong 100 cầu thủ vĩ đại nhất còn sống của FIFA.

Trong khi đó, Tây Đức được FIFA công nhận vào năm 1950 và là đội mạnh bậc nhất thế giới. Tây đã giành được 3 World Cup vào các năm 1954, 1974 và 1990 - năm thống nhất đất nước. PhẦn lớn huyền thoại bóng đá Đức đều đến từ phía Tây. Trong thời gian chia cắt, Đông Đức và Tây Đức chỉ gặp nhau một lần – tại World Cup 1974. Trong trận đấu được mệnh danh “ein Kampf zwischen Brudern” – “cuộc chiến giữa anh em” – Tây Đức thua Đông Đức một cách đáng xấu hổ với tỷ số 0-1 trên sân Hamburg.

Khi đất nước thống nhất, nhiệm vụ được đặt ra là gắn kết hai nền bóng đá lại với nhau. Trong số 11 đội đỉnh cao thuộc CHDC Đức, chỉ có 2 đội được đưa vào Bundesliga, giải đấu chuyên nghiệp hàng đầu của Đức. Hans-Georg Moldenhauer là một cựu cầu thủ Đông Đức, giờ đã ở tuổi 80 nói: “Đó là khoảng thời gian vô cùng xúc động và hầu như ngày nào nó cũng mang đến những vấn đề mới. Tuy nhiên, điều tôi thích là mọi người đều nghĩ Đức là một quốc gia bóng đá và tất cả chúng tôi đều muốn giúp đất nước này nhận ra điều đó một lần nữa.”

2024-06-19T173505Z_2087768148_UP1EK6J1CUFBV_RTRMADP_3_SOCCER-EURO-GER-HUN-REPORT-1719577348.jpg

Moldenhauer gia nhập DFB sau năm 1990 và cho biết liên đoàn đã duy trì các yếu tố thế mạnh của bóng đá Đông Đức như các trường dạy năng khiếu. Vấn đề là theo Moldenhauer, sự tác động từ phía Tây đến phía Đông hầu như không nhiều, khoảng cách giữa 2 nền bóng đá vẫn quá lớn. Tiêu biểu là doanh thu thương mại.

Năm 2021, Bayern Munich ghi nhận doanh thu thương mại cao nhất thế giới với các đối tác tài trợ bao gồm gã khổng lồ viễn thông Deutsche Telekom. Giá trị thị trường của nó vào khoảng 800 triệu EUR (865 triệu USD), cao hơn gấp đôi so với Leipzig RB. Bayern cũng có trụ sở tại bang Bavaria, một trong những khu vực giàu có nhất ở Đức. Một khu vực giàu có tương tự ở miền Tây nước Đức là North Rhine-Westphalia, nơi tập trung chủ yếu các sân bóng tổ chức Euro 2024. Bang này chiếm 40% các địa điểm tổ chức Euro 2024: Dortmund, Gelsenkirchen, Dusseldorf và Cologne. Với GDP khoảng 705 tỷ EUR (762 tỷ USD), bang có dân số lớn nhất nước Đức tạo ra hơn 1/5 GDP của Đức.

Theo dữ liệu, mặc dù khoảng cách đã giảm dần kể từ khi thống nhất đất nước, xét về GDP bình quân đầu người, 5 bang phía đông vẫn kém các bang phía tây 18% và thu nhập cá nhân ở phía đông bằng khoảng 86% so với ở phía tây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở phía đông tăng 1,2% so với mức tăng 1,5% toàn quốc, có nghĩa là GDP bình quân đầu người ở miền đông nước Đức sẽ vẫn bằng khoảng 80% mức ở các bang miền tây.

Erik Meier, nhà xã hội học và chuyên gia về kinh tế thể thao tại Đại học Munster, cho biết bóng đá chỉ là một yếu tố trong bức tranh kinh tế xã hội phức tạp: ““Nhìn chung, nền kinh tế Đông Đức chưa bao giờ thực sự hồi phục sau quá trình chuyển đổi phi công nghiệp hóa sau thống nhất, vì vậy khoảng cách kinh tế vẫn còn”.

Điều này ảnh hưởng đến bóng đá. Ở Đức áp dụng quy tắc 50-1, theo đó không có nhà đầu tư lớn nào được phép mua câu lạc bộ. Quyền sở hữu phần lớn nằm trong tay người hâm mộ. Lần duy nhất một công ty phát hiện ra lỗ hổng trong hệ thống là Red Bull với việc mua lại đội bóng cũ của Leipzig, SSV Markranstadt. Và đây vẫn là một chủ đề gây tranh cãi đến tận bây giờ.

Tin cùng chuyên mục