Nhưng đã theo nghề thì khó mà bỏ được, vì cuộc chơi tốc độ cùng chiếc xe đạp đã ngấm vào máu, vào tiềm thức của mỗi tay đua rồi. Các VĐV đua xe đạp vì thế được xếp vào diện dũng cảm, gan lì.
Ở cuộc đua lớn và giàu truyền thống như Cúp Truyền hình TPHCM, vẫn thường xảy ra những sự cố đáng tiếc khiến các tay đua cả trong nước lẫn quốc tế ngậm ngùi nhìn chiến thắng vuột khỏi tay, hoặc sớm rời đường đua vì chấn thương quá nặng. Tay đua Lê Văn Duẩn của đội VUS TPHCM vừa tiếc nuối rời Cúp Truyền hình 2018 cùng một chấn thương tương đối nặng như thế.
Sau pha té ngã tưởng chừng vô hại ở chặng 8 từ Quảng Bình đi Thừa Thiên-Huế, tay đua dày dạn kinh nghiệm này đã phải nhập viện trong tình trạng tức ngực, khó thở. Lập tức các bác sĩ yêu cầu anh phải dừng cuộc đua để bảo đảm an toàn cho tính mạng, vì nếu tiếp tục thi đấu, điều tồi tệ nhất có thể sẽ xảy đến.
Thiếu vắng Lê Văn Duẩn, đội đua của TPHCM mất đi sức mạnh đáng kể. Tuy nhiên, theo HLV Đỗ Thành Đạt, đấy là chuyện bất khả kháng. Tay đua chủ lực của TPHCM còn cả một chặng đường dài phía trước, còn Cúp Truyền hình năm tới, còn ASIAD 18, còn SEA Games 30… nên không thể tiếp tục mạo hiểm đánh cược chính sự nghiệp của mình vào đường đua năm nay.
Trước Lê Văn Duẩn, một tay đua khác cũng của TPHCM là Nguyễn Thắng đã gặp tai nạn khiến xương đòn vai bị gãy, trầy xước mặt và thân thể nên buộc phải dừng cuộc chơi, trở về gia đình tĩnh dưỡng và chờ ngày tái xuất cùng “chiến mã” của mình.
Điều lạ là sau mỗi cú va vấp, sau khi bình phục chấn thương nặng, các tay đua lại rắn rỏi và tâm huyết hơn với môn xe đạp. Nói như HLV Trần Văn Quýt, khi xe đạp đã trở thành lẽ sống và đam mê theo đuổi thì khó mà rời xa yên xe dù chỉ một phút giây. Đường đua tốc độ, đương đầu những thử thách, vượt qua khúc cua ngoằn ngoèo, dấn mình vào cú nước rút thần tốc… đã chiếm trọn tâm trí của các tay đua. Thiếu xe đạp, họ dứt khoát sẽ… trầm cảm vì buồn, vì nhớ.
Đường đua có thể không thực sự yên bình như tính toán ban đầu, song bù lại, cái cảm giác được tranh đấu cùng đồng nghiệp trong nước và quốc tế đã khỏa lấp tất cả, giúp các tay đua tạm quên đi những mối nguy hiểm chờ đón.
Ngày càng có nhiều cuộc đua được tổ chức, cả trong nước lẫn quốc tế, đã góp phần không nhỏ giúp phong trào xe đạp ở Việt Nam phát triển sâu rộng. Nhờ đó, trình độ chuyên môn và thu nhập của VĐV được cải thiện theo chiều hướng tốt đẹp, chế độ chăm sóc cũng được nâng lên. Vì vậy, VĐV tạm yên tâm cống hiến, không còn thường xuyên xảy ra cảnh địa phương này dùng tiền để chèo kéo VĐV của nơi khác, hoặc bỏ đơn vị chủ quản cũ để chạy theo tiếng gọi của đơn vị mới rủng rỉnh kinh phí đầu tư hơn.
Ở cuộc đua lớn và giàu truyền thống như Cúp Truyền hình TPHCM, vẫn thường xảy ra những sự cố đáng tiếc khiến các tay đua cả trong nước lẫn quốc tế ngậm ngùi nhìn chiến thắng vuột khỏi tay, hoặc sớm rời đường đua vì chấn thương quá nặng. Tay đua Lê Văn Duẩn của đội VUS TPHCM vừa tiếc nuối rời Cúp Truyền hình 2018 cùng một chấn thương tương đối nặng như thế.
Sau pha té ngã tưởng chừng vô hại ở chặng 8 từ Quảng Bình đi Thừa Thiên-Huế, tay đua dày dạn kinh nghiệm này đã phải nhập viện trong tình trạng tức ngực, khó thở. Lập tức các bác sĩ yêu cầu anh phải dừng cuộc đua để bảo đảm an toàn cho tính mạng, vì nếu tiếp tục thi đấu, điều tồi tệ nhất có thể sẽ xảy đến.
Thiếu vắng Lê Văn Duẩn, đội đua của TPHCM mất đi sức mạnh đáng kể. Tuy nhiên, theo HLV Đỗ Thành Đạt, đấy là chuyện bất khả kháng. Tay đua chủ lực của TPHCM còn cả một chặng đường dài phía trước, còn Cúp Truyền hình năm tới, còn ASIAD 18, còn SEA Games 30… nên không thể tiếp tục mạo hiểm đánh cược chính sự nghiệp của mình vào đường đua năm nay.
Trước Lê Văn Duẩn, một tay đua khác cũng của TPHCM là Nguyễn Thắng đã gặp tai nạn khiến xương đòn vai bị gãy, trầy xước mặt và thân thể nên buộc phải dừng cuộc chơi, trở về gia đình tĩnh dưỡng và chờ ngày tái xuất cùng “chiến mã” của mình.
Điều lạ là sau mỗi cú va vấp, sau khi bình phục chấn thương nặng, các tay đua lại rắn rỏi và tâm huyết hơn với môn xe đạp. Nói như HLV Trần Văn Quýt, khi xe đạp đã trở thành lẽ sống và đam mê theo đuổi thì khó mà rời xa yên xe dù chỉ một phút giây. Đường đua tốc độ, đương đầu những thử thách, vượt qua khúc cua ngoằn ngoèo, dấn mình vào cú nước rút thần tốc… đã chiếm trọn tâm trí của các tay đua. Thiếu xe đạp, họ dứt khoát sẽ… trầm cảm vì buồn, vì nhớ.
Đường đua có thể không thực sự yên bình như tính toán ban đầu, song bù lại, cái cảm giác được tranh đấu cùng đồng nghiệp trong nước và quốc tế đã khỏa lấp tất cả, giúp các tay đua tạm quên đi những mối nguy hiểm chờ đón.
Ngày càng có nhiều cuộc đua được tổ chức, cả trong nước lẫn quốc tế, đã góp phần không nhỏ giúp phong trào xe đạp ở Việt Nam phát triển sâu rộng. Nhờ đó, trình độ chuyên môn và thu nhập của VĐV được cải thiện theo chiều hướng tốt đẹp, chế độ chăm sóc cũng được nâng lên. Vì vậy, VĐV tạm yên tâm cống hiến, không còn thường xuyên xảy ra cảnh địa phương này dùng tiền để chèo kéo VĐV của nơi khác, hoặc bỏ đơn vị chủ quản cũ để chạy theo tiếng gọi của đơn vị mới rủng rỉnh kinh phí đầu tư hơn.