Từ chuyện Đinh Thanh Trung
Có lúc phải nghỉ thi đấu, 2 lần phải chơi bóng ở hạng nhất, để rồi đến tuổi 29, tiền vệ người Hà Tĩnh mới có được trọn vẹn danh hiệu quý giá nhất của sự nghiệp cầu thủ.
Nếu có gì để nói về tân chủ nhân Quả bóng vàng, có lẽ chỉ gói gọn trong 2 từ “khao khát”. Trước khi về CLB Quảng Nam, những gì nhớ về Đinh Thanh Trung chỉ là vụ kiện dân sự đòi quyền được ra đi tự do của tiền vệ này khi còn khoác áo Hà Nội ACB. Sự kiện “ồn ào” thứ 2 của Thanh Trung, chính là thời điểm anh cưới vợ năm 2015. Nhưng trong năm 2017, cầu thủ này lại có được mọi thứ, từ chiếc băng thủ quân ở đội tuyển quốc gia đến danh hiệu vô địch V-League cùng Quảng Nam và khép lại với Quả bóng vàng Việt Nam 2017. Một cầu thủ gần như vô danh, đá ở một CLB thuộc dạng ít tiếng tăm nhất, lại vụt sáng ở độ tuổi đẹp nhất của đời cầu thủ, rõ ràng phải là kết quả của một nỗ lực không ngừng. Thanh Trung tâm sự sau đêm Gala trao giải: “Cả đời tôi chỉ muốn được chơi bóng, mọi điều khác tôi không quan tâm, kể cả sự nổi tiếng”.
Vinh danh sự tận tụy
Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam ngày càng đi đúng vào thực chất, tức là tôn vinh yếu tố cống hiến và khao khát chơi bóng chuyên nghiệp của cầu thủ. Trong vòng 10 năm qua, kể cả Phạm Thành Lương - người đoạt Quả bóng vàng 2009 khi mới 21 tuổi, thì ý nghĩa này vẫn nguyên vẹn. Bởi hơn ai hết, Phạm Thành Lương chính là biểu tượng của sự tận tụy ấy khi đã được trao đến 4 Quả bóng vàng chỉ trong 7 năm.
Rõ ràng, những cầu thủ như Dương Hồng Sơn (2008), Nguyễn Minh Phương (2010), Huỳnh Quốc Anh (2012), Nguyễn Anh Đức (2015), Thành Lương (2016), Đinh Thanh Trung (2017) đều có điểm chung là chưa bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Thậm chí, nếu nhìn lại quãng thời gian thi đấu của những cầu thủ này, lại thấy có nhiều nét tương đồng. Họ đều là những tài năng trẻ, sau đó gặp nhiều biến cố trong sự nghiệp nhưng vẫn âm thầm vươn lên để trở thành nhân vật chính, thủ quân của CLB lẫn đội tuyển qua từng giai đoạn. Họ đều rất thầm lặng trên truyền thông nhưng vẫn ghi dấu cá nhân với những con số không phải ai cũng có được trong sự nghiệp thi đấu. Chiến thắng của họ với ngôi vị Quả bóng vàng đều xứng đáng, không ai tranh cãi.
Trong số ấy, có những người thậm chí còn tưởng là mình sẽ chẳng bao giờ bước lên bục cao nhất của Gala Quả bóng vàng Việt Nam, nhưng chính họ đều là những nhà vô địch ngay trong các năm nhận giải thưởng Quả bóng vàng. Chính điều đó đã khẳng định: Hãy cứ cống hiến hết mình, thành công nhất định sẽ đến. Đấy chính là dòng chảy vàng, làm nên ý nghĩa cao quý nhất của giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam.
Có lúc phải nghỉ thi đấu, 2 lần phải chơi bóng ở hạng nhất, để rồi đến tuổi 29, tiền vệ người Hà Tĩnh mới có được trọn vẹn danh hiệu quý giá nhất của sự nghiệp cầu thủ.
Nếu có gì để nói về tân chủ nhân Quả bóng vàng, có lẽ chỉ gói gọn trong 2 từ “khao khát”. Trước khi về CLB Quảng Nam, những gì nhớ về Đinh Thanh Trung chỉ là vụ kiện dân sự đòi quyền được ra đi tự do của tiền vệ này khi còn khoác áo Hà Nội ACB. Sự kiện “ồn ào” thứ 2 của Thanh Trung, chính là thời điểm anh cưới vợ năm 2015. Nhưng trong năm 2017, cầu thủ này lại có được mọi thứ, từ chiếc băng thủ quân ở đội tuyển quốc gia đến danh hiệu vô địch V-League cùng Quảng Nam và khép lại với Quả bóng vàng Việt Nam 2017. Một cầu thủ gần như vô danh, đá ở một CLB thuộc dạng ít tiếng tăm nhất, lại vụt sáng ở độ tuổi đẹp nhất của đời cầu thủ, rõ ràng phải là kết quả của một nỗ lực không ngừng. Thanh Trung tâm sự sau đêm Gala trao giải: “Cả đời tôi chỉ muốn được chơi bóng, mọi điều khác tôi không quan tâm, kể cả sự nổi tiếng”.
Vinh danh sự tận tụy
Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam ngày càng đi đúng vào thực chất, tức là tôn vinh yếu tố cống hiến và khao khát chơi bóng chuyên nghiệp của cầu thủ. Trong vòng 10 năm qua, kể cả Phạm Thành Lương - người đoạt Quả bóng vàng 2009 khi mới 21 tuổi, thì ý nghĩa này vẫn nguyên vẹn. Bởi hơn ai hết, Phạm Thành Lương chính là biểu tượng của sự tận tụy ấy khi đã được trao đến 4 Quả bóng vàng chỉ trong 7 năm.
Rõ ràng, những cầu thủ như Dương Hồng Sơn (2008), Nguyễn Minh Phương (2010), Huỳnh Quốc Anh (2012), Nguyễn Anh Đức (2015), Thành Lương (2016), Đinh Thanh Trung (2017) đều có điểm chung là chưa bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Thậm chí, nếu nhìn lại quãng thời gian thi đấu của những cầu thủ này, lại thấy có nhiều nét tương đồng. Họ đều là những tài năng trẻ, sau đó gặp nhiều biến cố trong sự nghiệp nhưng vẫn âm thầm vươn lên để trở thành nhân vật chính, thủ quân của CLB lẫn đội tuyển qua từng giai đoạn. Họ đều rất thầm lặng trên truyền thông nhưng vẫn ghi dấu cá nhân với những con số không phải ai cũng có được trong sự nghiệp thi đấu. Chiến thắng của họ với ngôi vị Quả bóng vàng đều xứng đáng, không ai tranh cãi.
Trong số ấy, có những người thậm chí còn tưởng là mình sẽ chẳng bao giờ bước lên bục cao nhất của Gala Quả bóng vàng Việt Nam, nhưng chính họ đều là những nhà vô địch ngay trong các năm nhận giải thưởng Quả bóng vàng. Chính điều đó đã khẳng định: Hãy cứ cống hiến hết mình, thành công nhất định sẽ đến. Đấy chính là dòng chảy vàng, làm nên ý nghĩa cao quý nhất của giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam.