Được biết, tiền lương của chuyên gia Hidehiro Irisawa được Tổng cục TDTT chi trả thông qua một bản thỏa thuận và Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) chỉ là đơn vị trung gian đứng ra để ký hợp đồng. Thế nhưng, dù chuyên gia người Nhật Bản cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện được giấy tờ, thủ tục, trong khi VFV vẫn ứng tiền, thuê riêng cho căn hộ cạnh Trung tâm HLTTQG Hà Nội, thuê luôn cả taxi đưa đón… nhưng với những yêu sách đưa ra, cùng việc bất đồng về quan điểm trong việc hợp tác, chuyên gia Hidehiro Irisawa đã không một lời từ biệt mà âm thầm về Nhật Bản xin thôi việc.
Được biết, đây không phải đầu tiên ông Hidehiro Irisawa đưa ra yêu sách khi đã tự ý bỏ về Nhật Bản, bởi ở lần trước đó sau khi giải U23 nữ châu Á kết thúc, ông này cũng tự ý bỏ về nước trong gần 20 ngày từ ngày 23-5 đến 11-6.
Về vấn đề chuyên môn, ngay từ đầu Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam khẳng định không có ý định đưa Phạm Thị Yến lên làm trợ lý cho ĐTQG. Tuy nhiên, ông Hidehiro Irisawa đã đưa ra yêu sách là có quyền chọn trợ lý cho mình và tuyên bố nếu Phạm Thị Yến không lên làm trợ lý thì sẽ không chấp nhận huấn luyện.
Trong một khoảng thời gian ngắn huấn luyện, nhưng ông này đưa ra khá nhiều các yêu cầu khó hiểu như cấm không được nghe điện thoại trao đổi với phía VFV, mọi khoản khen thưởng cũng rất thiếu công bằng với các VĐV, HLV khi ông này quyết định ông và trợ lý Phạm Thị Yến ở mức A trong khi HLV khác ở mức D đã gây nên những bất đồng quan điểm khi các VĐV phản ứng.
Về vấn đề chuyên môn, thực tế VFV cũng hết sức ủng hộ khi để ông tự quyết định mọi vấn đề từ bài tập cho đến giờ giấc sinh hoạt chứ không có chuyện VFV can thiệp sâu như một số thông tin đưa ra sai lệch gần đây. Thậm chí, trước khi chốt danh sách tham dự VTV Cup 2017, ngoài tranh cãi giữa việc chấn thương của Bùi Thị Ngà chưa lành nhưng loại Lê Thanh Thúy thì còn đó là việc chuyên gia người Nhật Bản quyết định loại Hà Ngọc Diễm và thay bằng Lê Thị Hồng. Quyết định của ông Hidehiro Irisawa dù gây rất nhiều bức xúc và mâu thuẫn trong nội bộ đội tuyển nhưng VFV vẫn tôn trọng và chỉ đưa ra ý kiến rằng, cho Hà Ngọc Diễm thêm cơ hội và danh sách tham dự SEA Games nên chốt sau khi VTV Cup 2017 kết thúc.
Được biết, đây không phải đầu tiên ông Hidehiro Irisawa đưa ra yêu sách khi đã tự ý bỏ về Nhật Bản, bởi ở lần trước đó sau khi giải U23 nữ châu Á kết thúc, ông này cũng tự ý bỏ về nước trong gần 20 ngày từ ngày 23-5 đến 11-6.
Về vấn đề chuyên môn, ngay từ đầu Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam khẳng định không có ý định đưa Phạm Thị Yến lên làm trợ lý cho ĐTQG. Tuy nhiên, ông Hidehiro Irisawa đã đưa ra yêu sách là có quyền chọn trợ lý cho mình và tuyên bố nếu Phạm Thị Yến không lên làm trợ lý thì sẽ không chấp nhận huấn luyện.
Trong một khoảng thời gian ngắn huấn luyện, nhưng ông này đưa ra khá nhiều các yêu cầu khó hiểu như cấm không được nghe điện thoại trao đổi với phía VFV, mọi khoản khen thưởng cũng rất thiếu công bằng với các VĐV, HLV khi ông này quyết định ông và trợ lý Phạm Thị Yến ở mức A trong khi HLV khác ở mức D đã gây nên những bất đồng quan điểm khi các VĐV phản ứng.
Về vấn đề chuyên môn, thực tế VFV cũng hết sức ủng hộ khi để ông tự quyết định mọi vấn đề từ bài tập cho đến giờ giấc sinh hoạt chứ không có chuyện VFV can thiệp sâu như một số thông tin đưa ra sai lệch gần đây. Thậm chí, trước khi chốt danh sách tham dự VTV Cup 2017, ngoài tranh cãi giữa việc chấn thương của Bùi Thị Ngà chưa lành nhưng loại Lê Thanh Thúy thì còn đó là việc chuyên gia người Nhật Bản quyết định loại Hà Ngọc Diễm và thay bằng Lê Thị Hồng. Quyết định của ông Hidehiro Irisawa dù gây rất nhiều bức xúc và mâu thuẫn trong nội bộ đội tuyển nhưng VFV vẫn tôn trọng và chỉ đưa ra ý kiến rằng, cho Hà Ngọc Diễm thêm cơ hội và danh sách tham dự SEA Games nên chốt sau khi VTV Cup 2017 kết thúc.