Cái ngày mà bầu Thắng chia tay Gạch, người ta cứ nghĩ đó là một sự việc “cực chẳng đã”, một hành động “vì cái chung” để “làm gương” cho các ông bầu khác, tránh tình trạng “một bầu nhiều đội bóng” hoặc “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Nhiều người vỗ tay khen bầu Thắng dám “dứt tình riêng…”.
Ai ngờ, bầu Thắng… đi luôn, gần như không dính dáng gì đến đội Đồng Tâm Long An, rồi Long An sau này. Tiêu biểu nhất là hình ảnh ông ngồi bất động trên khán đài trong trận đấu mà đội Long An “không chịu đá” ở sân Thống Nhất.
Ai ngờ, bầu Thắng… đi luôn, gần như không dính dáng gì đến đội Đồng Tâm Long An, rồi Long An sau này. Tiêu biểu nhất là hình ảnh ông ngồi bất động trên khán đài trong trận đấu mà đội Long An “không chịu đá” ở sân Thống Nhất.
Bầu Thắng đóng góp nhiều cho chiếc cúp AFF duy nhất của Việt Nam.
Ảnh: T.L
Ảnh: T.L
Vấn đề nằm ở chỗ, chẳng có nhiều người tin rằng đội Long An hiện nay không liên quan gì đến bầu Thắng. Bởi người ta vẫn thấy ông có mặt trên sân Long An mỗi khi “đội nhà” thi đấu. Những con người quản lý, cơ sở vật chật, tỷ lệ góp vốn… ở đội Long An vẫn mang bóng dáng của Gạch ngày nào.
Xét về lý, bầu Thắng đã làm đúng, thậm chí rất chuyên nghiệp. Nhưng xét về tình, thì không hẳn là hay. 2. Có người cắc cớ hỏi: Nếu không còn liên quan đến bóng đá, vậy ông Thắng ngồi ghế chủ tịch VPF để làm gì? VPF là một công ty theo kiểu cộng đồng, nghĩa vụ kinh doanh sinh lợi không lớn bằng nghĩa vụ đóng góp. Ông Thắng giữ vai “thuyền trưởng” được xem là đóng góp cho bóng đá Việt Nam trong vai trò của một trong những trụ cột của nền bóng đá chuyên nghiệp mà ông cùng bầu Đức, Bầu Kiên… đã gầy dựng từ hơn 15 năm trước. Nhưng với nhiều người, chỗ mà người ta cần đến bầu Thắng không phải là chiếc ghế cao nhất của VPF. Giá như ông bỏ cái chức vụ to to ấy mà làm lại Gạch của ngày xưa. So với 15 năm trước, giờ đây làng cầu Việt Nam còn chờ đợi bầu Thắng nhiều hơn. Hãy nhìn bóng đá Đồng bằng sông Cửu Long mà xem. Ngày bầu Thắng tiếp nhận Long An, hãy còn đó Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang… Nay thì Long An trên đường về hạng nhất, Đồng Tháp sắp xuống hạng nhì, Cần Thơ có lẽ mùa tới cũng giải tán đội, Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long chẳng biết đang ở đâu. Cái viễn cảnh 13 tỉnh thành, hàng chục triệu dân không có một đội bóng chuyên nghiệp đã ở ngay trước mặt. Không lẽ bầu Thắng không thấy? Đương nhiên, chẳng ai ép được ông Võ Quốc Thắng làm lại Gạch, và cũng có thể ông chẳng đủ thời gian như 15 năm trước. Nhưng thà là ông đừng liên quan gì đến bóng đá nữa, thì có khi người ta chẳng giật mình bật ra câu hỏi “Bầu Thắng ở đâu?”