Chỉ trong một giải đấu, họ đã làm nên quá nhiều dấu mốc, đi từ một đội được xem là “lót đường” ở vòng bảng để đến với trận đấu cuối cùng của giải. Đặc biệt nhất là lần này, U.23 Việt Nam hoàn toàn có được kết quả bằng chính thực lực của mình, dù không hề có được đầy đủ ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Ở nhiều giải trước, nhiều người vẫn hay trông chờ vào lá thăm may mắn để được xếp vào bảng đấu nhẹ ký. Hầu hết các giải đều hay xuất hiện bảng tử thần để nói về một bảng đấu mà ở đó toàn là các đội mạnh và sớm phải loại nhau nếu muốn có vé vào vòng trong. Với các đội tuyển Việt Nam, nhiều lần may mắn nằm trong bảng nhẹ, nhưng rồi kết quả vẫn không như mong muốn, thậm chí không đáp ứng được ở mức độ trung bình trong thi đấu. Gần nhất với cấp độ tuyển trẻ là phải về nước sớm ở SEA Games, trong khi đây vốn là sân chơi vừa tầm, thậm chí không có đối thủ nào vượt trội hẳn. Lần này, việc bốc thăm dù cho có may mắn đến mấy thì cái tên Việt Nam vẫn chưa thể sáng với các quốc gia có nền bóng đá phát triển ở châu lục. Nằm cùng bảng với Hàn Quốc, Australia và Syria, U.23 Việt Nam quả thật không có bất kỳ cửa nào để vượt qua vòng bảng nếu phân tích từ các số liệu từ trước cho đến thời điểm giải đấu diễn ra. Ngay cả những người lạc quan nhất vẫn không nghĩ ra được trận chung kết được gắn với tên Việt Nam.
Vậy mà giờ đây mọi chuyện vẫn còn như một giấc mơ dù nó đến rất thực. Từ đầu trận đấu, thầy trò HLV Park Hang-seo đã có những chiến thuật hoàn toàn phù hợp. Gần như không thấy một lời phiền hà nào về chiến thuật, tinh thần thi đấu, thể lực hay kỷ luật của toàn đội. Đến câu chuyện thay người thì ông Park Hang-seo cũng không để lại một vết mờ nào. Tất cả những cầu thủ đá chính hay dự bị đều thi đấu không khác gì nhau khi xuất hiện trên sân. Có thể có một vài ý kiến cho rằng Công Phượng chưa thể hiện được vai trò của mình, nhưng công bằng mà nói, anh cũng đã làm tốt vai trò thu hút đối phương, mở ra khoảng trống cho các đồng đội. Dường như đội tuyển dưới thời ông Park Hang-seo không dành riêng việc ghi bàn cho một ngôi sao nào, mà bất cứ lúc nào nếu có cơ hội thì dù là tiền vệ hay tiền đạo cũng có thể tận dụng thời cơ một cách tốt nhất. Xem lại cả hai bàn thắng của Quang Hải ghi vào lưới Qatar mới thấy, anh đã tận dụng tốt cơ hội đến mức nào.
Giờ đây, mọi người lại phải phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ của Việt Nam trong trận chung kết. Uzbekistan không phải quá xa lạ gì với Tiến Dũng và những đồng đội của anh. Thật khó nói trước bởi kết quả còn phụ thuộc vào phong độ thực tế trên sân và nhiều yếu tố khác. Nhưng dù kết quả như thế nào đi nữa thì U.23 Việt Nam vẫn đã làm nên điều kỳ diệu rồi. Đó là một dấu mốc để tự hào và phấn đấu. Rất nhiều đội bóng khác khi đạt vị trí cao nhất của một giải đấu hay một mùa bóng thì sau đó khó giữ được thành tích cũ. Với U.23 Việt Nam, kết thúc giải vô địch châu Á thì lại sẽ có nhiều giải đấu khác, ở nhiều cấp độ khác và thành tích cũng có thể khác. Nhưng điều quan trọng hơn cả là họ đã cho thấy mình trưởng thành để bắt đầu một chặng đường phát triển mới cho bóng đá Việt Nam.
Ở nhiều giải trước, nhiều người vẫn hay trông chờ vào lá thăm may mắn để được xếp vào bảng đấu nhẹ ký. Hầu hết các giải đều hay xuất hiện bảng tử thần để nói về một bảng đấu mà ở đó toàn là các đội mạnh và sớm phải loại nhau nếu muốn có vé vào vòng trong. Với các đội tuyển Việt Nam, nhiều lần may mắn nằm trong bảng nhẹ, nhưng rồi kết quả vẫn không như mong muốn, thậm chí không đáp ứng được ở mức độ trung bình trong thi đấu. Gần nhất với cấp độ tuyển trẻ là phải về nước sớm ở SEA Games, trong khi đây vốn là sân chơi vừa tầm, thậm chí không có đối thủ nào vượt trội hẳn. Lần này, việc bốc thăm dù cho có may mắn đến mấy thì cái tên Việt Nam vẫn chưa thể sáng với các quốc gia có nền bóng đá phát triển ở châu lục. Nằm cùng bảng với Hàn Quốc, Australia và Syria, U.23 Việt Nam quả thật không có bất kỳ cửa nào để vượt qua vòng bảng nếu phân tích từ các số liệu từ trước cho đến thời điểm giải đấu diễn ra. Ngay cả những người lạc quan nhất vẫn không nghĩ ra được trận chung kết được gắn với tên Việt Nam.
Vậy mà giờ đây mọi chuyện vẫn còn như một giấc mơ dù nó đến rất thực. Từ đầu trận đấu, thầy trò HLV Park Hang-seo đã có những chiến thuật hoàn toàn phù hợp. Gần như không thấy một lời phiền hà nào về chiến thuật, tinh thần thi đấu, thể lực hay kỷ luật của toàn đội. Đến câu chuyện thay người thì ông Park Hang-seo cũng không để lại một vết mờ nào. Tất cả những cầu thủ đá chính hay dự bị đều thi đấu không khác gì nhau khi xuất hiện trên sân. Có thể có một vài ý kiến cho rằng Công Phượng chưa thể hiện được vai trò của mình, nhưng công bằng mà nói, anh cũng đã làm tốt vai trò thu hút đối phương, mở ra khoảng trống cho các đồng đội. Dường như đội tuyển dưới thời ông Park Hang-seo không dành riêng việc ghi bàn cho một ngôi sao nào, mà bất cứ lúc nào nếu có cơ hội thì dù là tiền vệ hay tiền đạo cũng có thể tận dụng thời cơ một cách tốt nhất. Xem lại cả hai bàn thắng của Quang Hải ghi vào lưới Qatar mới thấy, anh đã tận dụng tốt cơ hội đến mức nào.
Giờ đây, mọi người lại phải phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ của Việt Nam trong trận chung kết. Uzbekistan không phải quá xa lạ gì với Tiến Dũng và những đồng đội của anh. Thật khó nói trước bởi kết quả còn phụ thuộc vào phong độ thực tế trên sân và nhiều yếu tố khác. Nhưng dù kết quả như thế nào đi nữa thì U.23 Việt Nam vẫn đã làm nên điều kỳ diệu rồi. Đó là một dấu mốc để tự hào và phấn đấu. Rất nhiều đội bóng khác khi đạt vị trí cao nhất của một giải đấu hay một mùa bóng thì sau đó khó giữ được thành tích cũ. Với U.23 Việt Nam, kết thúc giải vô địch châu Á thì lại sẽ có nhiều giải đấu khác, ở nhiều cấp độ khác và thành tích cũng có thể khác. Nhưng điều quan trọng hơn cả là họ đã cho thấy mình trưởng thành để bắt đầu một chặng đường phát triển mới cho bóng đá Việt Nam.